Nghiên cứu, đề xuất chính sách hỗ trợ để người Việt Nam ở nước ngoài có địa vị pháp lý vững chắc (Hình từ Internet)
Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 43-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc (sau đây gọi là Chương trình hành động) được ban hành kèm theo Nghị quyết 94/NQ-CP ngày 19/6/2024. Một số nội dung nổi bật trong Chương trình hành động bao gồm:
(1) Mục tiêu của chương trình
- Tổ chức quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, có hiệu quả quan điểm, mục tiêu, các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu đã được đề ra trong Nghị quyết 43-NQ/TW ngày 24/11/2023.
- Thống nhất chỉ đạo các cấp, các ngành tập trung tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện; tạo sự chuyển biến rõ về nhận thức, hành động của các cấp, các ngành và toàn xã hội về phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, nguồn sức mạnh to lớn, nhân tố quyết định thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Xác định các nội dung, nhiệm vụ chủ yếu, cụ thể để Chính phủ và các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là các bộ, ngành, địa phương) tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện theo đúng mục tiêu của Nghị quyết 43-NQ/TW ngày 24/11/2023.
- Thể hiện vai trò kiến tạo, đồng hành của Chính phủ với các tầng lớp trong xã hội nhằm tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.
- Trong quá trình tổ chức thực hiện, các bộ, ngành, địa phương kịp thời cụ thể hóa thành chương trình, kế hoạch triển khai; kết hợp thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao với các nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết 43-NQ/TW ngày 24/11/2023.
(2) Nhiệm vụ, giải pháp
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết 43-NQ/TW ngày 24/11/2023
- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền các cấp và Nhân dân về vị trí, tầm quan trọng của việc phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc
- Hoàn thiện chủ trương, chính sách về đại đoàn kết toàn dân tộc, khơi dậy ý chí, khát vọng phát triển đất nước
- Xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh; tăng cường đoàn kết trong Đảng, giữ vững vai trò hạt nhân lãnh đạo của Đảng trọng xây dựng và phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc
- Nâng cao vai trò, hiệu quả hoạt động của Nhà nước trong phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc
- Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, tiềm năng và sức sáng tạo của Nhân dân
- Tham gia đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội; đẩy mạnh công tác vận động quần chúng, huy động mọi nguồn lực cho phát triển đất nước
- Tổ chức các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước thiết thực, hiệu quả
(3) Triển khai thực hiện các chương trình, đề án
- Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Đề án chiến lược quốc gia phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; cơ chế, chính sách phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh về số lượng và chất lượng.
- Giao Bộ Ngoại giao: Đề án xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ để người Việt Nam ở nước ngoài có địa vị pháp lý vững chắc và đẩy mạnh thực hiện vận động người Việt Nam ở nước ngoài, nhất là thế hệ trẻ gắn bó với quê hương, trở thành cầu nối giữa Việt Nam với các nước.
- Giao Bộ Nội vụ: Đề án nghiên cứu, đề xuất bổ sung quy định trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong thực hiện dân chủ ở cơ sở nhằm thực hiện tốt pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.
- Giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Đề án nâng cao hiệu quả mô hình liên kết chuỗi giá trị nông sản trong sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế; phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế tập thể, hợp tác xã nông nghiệp; phát triển vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn, quy mô lớn, tập trung.
Trần Trọng Tín