Cơ cấu tổ chức của Cục Đường bộ Việt Nam gồm 13 tổ chức giúp Cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước và 06 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Cục, cụ thể:
*Các tổ chức giúp Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam thực hiện chức năng quản lý nhà nước gồm:
(1) Phòng Tổ chức - Hành chính.
(2) Phòng Pháp chế - Thanh tra.
(3) Phòng Kế hoạch - Đầu tư.
(4) Phòng Tài chính.
(5) Phòng Quản lý, bảo trì đường bộ.
(6) Phòng Quản lý, tổ chức giao thông đường bộ.
(7) Phòng Quản lý vận tải, phương tiện và người lái.
(8) Phòng Khoa học công nghệ, Môi trường và Hợp tác quốc tế.
(9) Chi cục Quản lý đầu tư xây dựng đường bộ.
(10) Khu Quản lý đường bộ I.
(11) Khu Quản lý đường bộ II.
(12) Khu Quản lý đường bộ III.
(13) Khu Quản lý đường bộ IV.
So với Quyết định 1218/QĐ-BGTVT năm 2022, không còn quy định về Phòng Quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông thay vào đó là Phòng Quản lý, bảo trì đường bộ.
*Các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Cục Đường bộ Việt Nam gồm:
(14) Trung tâm Kỹ thuật đường bộ.
(15) Trường Cao đẳng Giao thông vận tải đường bộ.
(16) Ban Quản lý dự án 3.
(17) Ban Quản lý dự án 4.
(18) Ban Quản lý dự án 5.
(19) Ban Quản lý dự án 8.
So với Quyết định 1218/QĐ-BGTVT năm 2022, bổ sung thêm các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Cục như: Ban Quản lý dự án 3; Ban Quản lý dự án 4; Ban Quản lý dự án 5; Ban Quản lý dự án 8.
Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức quy định từ (1) đến (8);
Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của các tổ chức quy định từ (16) đến (19);
Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam trình Bộ trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các tổ chức quy định từ (9) đến (14).
Việc thành lập, tổ chức lại, giải thể, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của tổ chức quy định tại (15) thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Xem chi tiết tại Quyết định 739/QĐ-BGTVT ngày 17/6/2024.