Đáp án tuần 1 Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
04/09/2024 18:17 PM

Tuần 1 Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội bắt đầu từ 8h00 ngày 01/9/2024 đến trước 17h00 ngày 08/9/2024.

Đáp án tuần 1 Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024

Đáp án tuần 1 Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 (Hình từ internet)

Đáp án tuần 1 Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024

Ngày 27/5/2024, Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở Thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch 109-KH/BCĐ về tổ chức cuộc thi tìm hiểu “Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.

Dưới đây là đáp án tham khảo tuần 1 Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024:

Câu hỏi số 1: Theo Nghị định số 59/2023/NĐ-CP ngày 14/8/2023 của Chính phủ, chậm nhất sau bao ngày làm việc kể từ ngày kết thúc hội nghị người lao động bầu thành viên Ban Thanh tra nhân dân, Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp nhà nước công nhận kết quả bầu thành viên Ban Thanh tra nhân dân?

A. Chậm nhất sau 05 ngày làm việc

B. Chậm nhất sau 07 ngày làm việc

C. Chậm nhất sau 03 ngày làm việc

D. Chậm nhất sau 06 ngày làm việc

Câu hỏi số 2: Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, tiêu chuẩn của thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước được quy định như thế nào?

A. Tất cả các đáp án.

B. Thành viên Ban Thanh tra nhân dân là người đang làm việc trong doanh nghiệp nhà nước, có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín trong doanh nghiệp, có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ.

C. Có hiểu biết về chính sách, pháp luật và tự nguyện tham gia Ban Thanh tra nhân dân.

D. Không đồng thời là người đại diện có thẩm quyền, thành viên ban lãnh đạo, điều hành, kế toán trưởng của doanh nghiệp.

Câu hỏi số 3: Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, việc xử lý vi phạm pháp luật đối với các hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở thực hiện theo quy định nào?

A. Việc xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật đối với các hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở thực hiện theo quy định của Trung ương.

B. Việc xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật đối với các hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở thực hiện theo quy định của Nhà nước.

C. Việc xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật đối với các hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở thực hiện theo quy định của Chính phủ.

D. Việc xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật đối với các hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở thực hiện theo quy định của địa phương.

Câu hỏi số 4: Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, các hành vi bị nghiêm cấm trong thực hiện dân chủ ở cơ sở là gì?

A. Lợi dụng việc thực hiện dân chủ ở cơ sở để thực hiện hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

B. Lợi dụng việc thực hiện dân chủ ở cơ sở để xuyên tạc, vu khống, gây mâu thuẫn, kích động bạo lực, phân biệt vùng, miền, giới tính, tôn giáo, dân tộc, gây thiệt hại cho cá nhân, cơ quan, đơn vị, tổ chức; giả mạo giấy tờ, gian lận hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả bàn, quyết định, tham gia ý kiến của công dân.

C. Tất cả các đáp án

D. Gây khó khăn, phiền hà hoặc cản trở, đe dọa công dân thực hiện dân chủ ở cơ sở; bao che, cản trở, trù dập hoặc thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo; tiết lộ thông tin về người tố cáo, người cung cấp thông tin về hành vi vi phạm có liên quan đến việc thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Câu hỏi số 5: Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị có tiêu chuẩn thế nào?

A. Thành viên Ban Thanh tra nhân dân là người có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín trong cơ quan, đơn vị, có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ; có hiểu biết về chính sách, pháp luật và tự nguyện tham gia Ban Thanh tra nhân dân.

B. Thành viên Ban Thanh tra nhân dân là người đang công tác trong cơ quan, đơn vị, đồng thời là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, kế toán trưởng của cơ quan, đơn vị.

C. Thành viên Ban Thanh tra nhân dân là tập thể lãnh đạo, người có thẩm quyền của cơ quan, đơn vị và tự nguyện tham gia Ban Thanh tra nhân dân.

D. Thành viên Ban Thanh tra nhân dân là người đang công tác trong cơ quan, đơn vị, có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín trong cơ quan, đơn vị, có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ; có hiểu biết về chính sách, pháp luật và tự nguyện tham gia Ban Thanh tra nhân dân; không đồng thời là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, kế toán trưởng của cơ quan, đơn vị.

Câu hỏi số 6: Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được tổ chức định kỳ mỗi năm một lần khi nào?

A. Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được tổ chức định kỳ mỗi năm một lần sau khi kết thúc năm công tác của cơ quan, đơn vị nhưng không chậm hơn 01 tháng của năm công tác tiếp theo do người đứng đầu cơ quan, đơn vị quyết định sau khi lấy ý kiến của Công đoàn cơ quan, đơn vị.

B. Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được tổ chức định kỳ mỗi năm một lần sau khi kết thúc năm công tác của cơ quan, đơn vị nhưng không chậm hơn 03 tháng của năm công tác tiếp theo do người đứng đầu cơ quan, đơn vị quyết định sau khi lấy ý kiến của Công đoàn cơ quan, đơn vị.

C. Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được tổ chức định kỳ mỗi năm một lần sau khi kết thúc năm công tác của cơ quan, đơn vị nhưng không chậm hơn 02 tháng của năm công tác tiếp theo do người đứng đầu cơ quan, đơn vị quyết định sau khi lấy ý kiến của Công đoàn cơ quan, đơn vị.

D. Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được tổ chức định kỳ mỗi năm một lần sau khi kết thúc năm công tác của cơ quan, đơn vị.

Câu hỏi số 7: Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, thành viên của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng bao gồm?

A. Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, giám sát của nhà thầu và đại diện người dân trên địa bàn thôn, tổ dân phố nơi có chương trình, dự án.

B. Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và đại diện người dân trên địa bàn thôn, tổ dân phố nơi có chương trình, dự án.

C. Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn và đại diện người dân trên địa bàn thôn, tổ dân phố nơi có chương trình, dự án.

D. Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, công chức địa chính cấp xã và đại diện người dân trên địa bàn thôn, tổ dân phố nơi có chương trình, dự án.

Câu hỏi số 8: Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, đâu là trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc tổ chức để Nhân dân bàn, quyết định và thực hiện quyết định của cộng đồng dân cư?

A. Kiểm tra, theo dõi việc tổ chức thực hiện quyết định của cộng đồng dân cư có phạm vi thực hiện trong thôn, tổ dân phố.

B. Công khai kết quả biểu quyết hoặc kết quả tổng hợp phiếu lấy ý kiến của Nhân dân tại thôn, tổ dân phố.

C. Tất cả các đáp án.

D. Hướng dẫn, giám sát việc tổ chức để Nhân dân bàn, quyết định và thực hiện các nội dung Nhân dân bàn, quyết định.

Câu hỏi số 9: Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, cơ quan, cá nhân nào dưới đây trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn?

A. Trưởng ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố.

B. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã.

C. Ủy ban nhân dân cấp xã.

D. Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.

Câu hỏi số 10: Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở quy định cơ sở là gì?

A. Cơ sở là doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp, tổ chức khác có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động thuộc khu vực ngoài Nhà nước.

B. Cơ sở là phương thức phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, để công dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được thông tin, thể hiện ý chí, nguyện vọng, chính kiến của mình thông qua việc thảo luận, tham gia ý kiến, quyết định và kiểm tra, giám sát các vấn đề ở cơ sở theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

C. Cơ sở là nhóm công dân Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, bon, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố, khóm, tiểu khu.

D. Cơ sở là xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) và cộng đồng dân cư trên địa bàn cấp xã; cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây gọi chung là cơ quan, đơn vị); tổ chức có sử dụng lao động.

Câu hỏi số 11: Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, mỗi hộ gia đình được phát bao nhiêu phiếu lấy ý kiến biểu quyết về các nội dung do Nhân dân bàn và quyết định?

A. Tối đa là 02 phiếu.

B. Số lượng phiếu tương ứng với số lượng thành viên trên 18 tuổi của hộ gia đình.

C. 01 phiếu.

D. Số lượng phiếu tương ứng với số lượng thành viên của hộ gia đình.

Câu hỏi số 12: Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, nội dung nào sau đây cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia ý kiến trước khi người đứng đầu cơ quan, đơn vị quyết định?

A. Thực hiện chế độ, chính sách liên quan đến quyền và lợi ích của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

B. Công tác thi đua khen thưởng của cơ quan, đơn vị.

C. Công tác quy hoạch cán bộ của cơ quan đơn vị.

D. Dự thảo chương trình công tác kiểm tra, giám sát của cơ quan, đơn vị.

Câu hỏi số 13: Theo Nghị định số 59/2023/NĐ-CP ngày 14/8/2023 của Chính phủ, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn bao gồm:

A. Tuân thủ theo quy định của pháp luật; bảo đảm công bằng, khách quan, minh bạch; quá trình tiến hành các hoạt động thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao; không làm ảnh hưởng quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng được kiểm tra, giám sát.

B. Làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số.

C. Không được lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn để kích động, dụ dỗ, lôi kéo tổ chức, cá nhân, Nhân dân để thực hiện các hành vi trái pháp luật.

D. Tất cả các cấp án.

Câu hỏi số 14: Theo Nghị định số 61/2023/NĐ-CP ngày 16/8/2023 của Chính phủ, hương ước, quy ước là gì?

A. Là văn bản quy định về các quy phạm xã hội bao gồm các quy tắc xử sự do cộng đồng dân cư bàn và quyết định; không trái pháp luật và đạo đức xã hội; nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính tự quản của cộng đồng dân cư và được Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố công nhận.

B. Là văn bản quy định về các quy phạm xã hội bao gồm các quy tắc xử sự do cộng đồng dân cư bàn và quyết định; không trái pháp luật và đạo đức xã hội; nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính tự quản của cộng đồng dân cư và được Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã công nhận.

C. Là văn bản quy định về các quy phạm xã hội bao gồm các quy tắc xử sự; không trái pháp luật và đạo đức xã hội; nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính tự quản của cộng đồng dân cư; được lấy ý kiến của Nhân dân trước khi Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định.

D. Là văn bản quy định về các quy phạm xã hội bao gồm các quy tắc xử sự do cộng đồng dân cư bàn và quyết định; không trái pháp luật và đạo đức xã hội; nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính tự quản của cộng đồng dân cư và được Ủy ban nhân dân cấp xã công nhận.

Câu hỏi số 15: Theo Nghị định số 59/2023/NĐ-CP ngày 14/8/2023 của Chính phủ, chế độ báo cáo của Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước được quy định như thế nào?

A. Định kỳ hàng tháng báo cáo Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp.

B. Ban Thanh tra nhân dân có trách nhiệm định kỳ báo cáo Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp hàng quý, 06 tháng và năm hoặc khi có yêu cầu; báo cáo hằng năm tại hội nghị người lao động.

C. Khi có văn bản yêu cầu của Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp.

D. Định kỳ hàng năm báo cáo Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp.

Câu hỏi số 16: Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, trừ các thông tin thuộc bí mật nhà nước hoặc thông tin chưa được công khai theo quy định của pháp luật, chính quyền địa phương cấp xã phải công khai các nội dung nào sau đây?

A. Quy chế thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố; quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp xã.

B. Đối tượng, mức thu các loại phí, lệ phí và nghĩa vụ tài chính khác do chính quyền địa phương cấp xã trực tiếp thu.

C. Các thủ tục hành chính, thủ tục giải quyết công việc liên quan đến tổ chức, cá nhân do chính quyền địa phương cấp xã trực tiếp thực hiện.

D. Tất cả các đáp án.

Câu hỏi số 17: Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, quyết định của cộng đồng dân cư về việc thu, chi, quản lý các khoản kinh phí, tài sản do cộng đồng dân cư ở thôn, tổ dân phố được giao quản lý hoặc được tiếp nhận từ các nguồn thu, tài trợ, ủng hộ hợp pháp khác có hiệu lực khi nào?

A. Kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành quyết định công nhận.

B. Kể từ ngày Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã ban hành quyết định công nhận.

C. Do Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định.

D. Kể từ ngày được cộng đồng dân cư biểu quyết thông qua.

Câu hỏi số 18: Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, nội dung nào dưới đây được Nhân dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định?

A. Tất cả các đáp án.

B. Dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cấp xã; phương án chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất; đề án định canh, định cư, vùng kinh tế mới và phương án phát triển ngành, nghề của cấp xã.

C. Dự thảo quy chế về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; dự thảo quy chế thực hiện dân chủ trong từng lĩnh vực, nội dung hoạt động cụ thể ở xã, phường, thị trấn (nếu có).

D. Dự thảo quy hoạch sử dụng đất cấp huyện và phương án điều chỉnh; việc quản lý, sử dụng quỹ đất được giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý.

Câu hỏi số 19: Theo Nghị định số 61/2023/NĐ-CP ngày 16/8/2023 của Chính phủ, đề xuất nội dung hương ước, quy ước của công dân cư trú tại cộng đồng dân cư được Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố đưa ra cộng đồng dân cư bàn và quyết định khi:

A. Đề xuất của công dân được 50% trở lên tổng số hộ gia đình tại cộng đồng dân cư đồng thuận.

B. Đề xuất của công dân được 75% trở lên tổng số hộ gia đình tại cộng đồng dân cư đồng thuận.

C. Đề xuất của công dân được 10% trở lên tổng số hộ gia đình tại cộng đồng dân cư đồng thuận. Trường hợp đề xuất của công dân chưa đạt 10% tổng số hộ gia đình tại cộng đồng dân cư đồng thuận nhưng xét thấy có thể mang lại lợi ích cho cộng đồng dân cư và được Ban công tác Mặt trận ở cộng đồng dân cư tán thành thì Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố đưa ra cộng đồng dân cư bàn và quyết định.

D. Đề xuất của công dân được 90% trở lên tổng số hộ gia đình tại cộng đồng dân cư đồng thuận.

Câu hỏi số 20: Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở quy định những nội dung nào doanh nghiệp nhà nước phải công khai?

A. Tất cả các đáp án.

B. Quy chế thực hiện dân chủ của doanh nghiệp.

C. Nội quy lao động, thang lương, bảng lương, định mức lao động, nội quy, quy chế và các quy định khác của doanh nghiệp liên quan đến quyền, lợi ích và nghĩa vụ của người lao động.

D. Tình hình sản xuất, kinh doanh hoặc tình hình hoạt động của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật khác có liên quan.

Hình thức dự thi tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024

Cuộc thi được tổ chức dưới hình thức thi trực tuyến trên nền tảng thi trực tuyến www.mttqhanoi.vn. Người dự thi tham gia 02 nội dung: trắc nghiệm và dự đoán số người tham gia cuộc thi.

+ Phần thi trắc nghiệm: Người dự thi lựa chọn câu trả lời thích hợp nhất đối với mỗi câu hỏi theo phần mềm bộ câu hỏi được thiết kế sẵn. Số lượng là 20 câu hỏi. 

+ Phần dự đoán số người tham gia cuộc thi: Ngay sau khi hoàn thành phần thi trắc nghiệm, người dự thi trả lời câu hỏi dự đoán số người tham gia cuộc thi. Sau khi hoàn thành bài dự thi nhấn vào phần “Kết thúc” để gửi bài.

Trong thời gian diễn ra cuộc thi, các thí sinh được quyền dự thi tối đa 04 lần/ 04 tuần thi. Thí sinh phải điền đầy đủ và chính xác các thông tin như: Họ tên, địa chỉ, số điện thoại…

Thời gian thi tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024

- Tuần 1: từ 8h00’ ngày 01/9/2024 đến trước 17h00’ ngày 08/9/2024

- Tuần 2: từ 8h00’ ngày 09/9/2024 đến trước 17h00’ ngày 15/9/2024

- Tuần 3: từ 8h00’ ngày 16/9/2024 đến trước 17h00’ ngày 22/9/2024

- Tuần 4: từ 8h00’ ngày 23/9/2024 đến trước 17h00’ ngày 30/9/2024

Thời gian trao giải: Dự kiến trong từ ngày 30/10/2024 đến ngày 18/11/2024.

Quyền của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở

- Được công khai thông tin và yêu cầu cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời theo quy định của pháp luật.

- Đề xuất sáng kiến, tham gia ý kiến, bàn và quyết định đối với các nội dung thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Kiểm tra, giám sát, kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với các quyết định, hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định của pháp luật.

- Được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp trong thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định của pháp luật.

(Điều 5 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022)

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 20,225

Bài viết về

lĩnh vực Hộ tịch – Cư trú – Quyền dân sự

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]