Thông tin mới nhất về hồ Thủy điện Trị An: Khi nào mở cửa xả lũ?

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
22/09/2024 18:45 PM

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp nội dung thông tin mới nhất về việc khi nào mở cửa xả lũ hồ Thủy điện Trị An?

Thông tin mới nhất về hồ Thủy điện Trị An: Khi nào mở cửa xả lũ?

Thông tin mới nhất về hồ Thủy điện Trị An: Khi nào mở cửa xả lũ? (Hình từ internet)

Ngày 22/9/2024, Công ty Thủy điện Trị An có Thông báo 1643/TB-TĐTA về việc xả tràn lần đầu hồ chứa Thủy điện Trị An.

Thông tin mới nhất về hồ Thủy điện Trị An: Khi nào mở cửa xả lũ?

Cụ thể, thông tin thủy văn hồ Thủy điện Trị An lúc 06h00 ngày 22/9/2024 như sau:

- Mực nước thượng lưu hồ: 60,4 m.

- Mực nước hạ lưu sau Nhà máy: 4,3 m.

- Lưu lượng nước về hồ: 2.000 m3/s.

- Lưu lượng nước qua tuabin phát điện: 815 m3/s.

Trên cơ sở ở thời điểm hiện tại đang có cảnh báo lũ trên thượng nguồn hồ Trị An và mực nước tại trạm Thủy văn Biên Hòa vượt báo động I, Công ty Thủy điện Trị An thông báo thực hiện vận hành hồ cắt giảm lũ cho hạ du như sau:

- Thời điểm thực hiện: lúc 10 giờ 00 ngày 23/9/2024.

- Trường hợp mực nước tại trạm Thủy văn Biên Hòa dưới 1,8 m (mức báo động I), thực hiện vận hành hồ như sau:

+ Lưu lượng nước xả qua tràn: từ 150 m/s đến 300 m3/s.

+ Lưu lượng nước qua tua bin phát điện: 850 m/s.

+ Tổng lưu lượng nước xả xuống hạ du: từ 1.000 m/s đến 1.150 m/s.

- Trường hợp mực nước tại trạm Thủy văn Biên Hòa vượt 1,8 m (mức báo động I), thực hiện vận hành hồ như sau:

+ Lưu lượng nước xả qua tràn: từ 0 m3/s đến 150 m3/s.

+ Lưu lượng nước qua tua bin phát điện: 850 m3/s.

+Tổng lưu lượng nước xả xuống hạ du: từ 850 m3/s đến 1.000 m3/s.

Ban Chỉ huy PCTT và TKCN Công ty xin thông báo đến Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp, các cơ quan chính quyền địa phương, đơn vị liên quan được biết để chỉ đạo, phối hợp và thông báo cho nhân dân vùng hạ du hồ chứa chủ động có biện pháp phòng ngừa, nhằm tránh những thiệt hại có thể xảy ra.

Như vậy, hồ Thủy điện Trị An sẽ mở cửa xả lũ vào lúc 10 giờ 00 ngày 23/9/2024.

Quy trình vận hành hồ Thủy điện

Theo Điều 11 Nghị định 114/2018/NĐ-CP, quy trình vận hành hồ chứa nước phải tuân thủ quy định của Luật Thủy lợi, Luật Tài nguyên nước, pháp luật có liên quan và phù hợp với quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

*Nội dung chính của quy trình vận hành hồ chứa nước

- Cơ sở pháp lý để lập quy trình, nguyên tắc vận hành công trình, thông số kỹ thuật chủ yếu, nhiệm vụ công trình;

- Quy định quy trình vận hành cửa van (nếu có); quy định cụ thể về vận hành hồ chứa nước trong mùa lũ, mùa kiệt trong trường hợp bình thường và trong trường hợp xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, lũ, ngập lụt, úng, ô nhiễm nguồn nước và trong tình huống khẩn cấp;

- Quy định chế độ quan trắc, cung cấp thông tin về quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng theo quy định tại Điều 15 Nghị định 114/2018/NĐ-CP;

- Công tác cảnh báo khi vận hành xả lũ trong trường hợp bình thường và trong tình huống khẩn cấp, cảnh báo khi vận hành phát điện bao gồm: Quy định khoảng thời gian tối thiểu phải thông báo trước khi vận hành mở cửa xả nước đầu tiên; tín hiệu cảnh báo, thời điểm cảnh báo, vị trí cảnh báo; trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc phát lệnh, truyền lệnh, thực hiện lệnh vận hành xả lũ; trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc phát tin, truyền tin, nhận tin cảnh báo xả lũ;

- Quy định về dòng chảy tối thiểu (nếu có);

- Quy định trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức, cá nhân liên quan trong việc thực hiện quy trình vận hành hồ chứa nước theo khoản 6 Điều 13 Nghị định 114/2018/NĐ-CP;

- Quy định về tổ chức thực hiện và trường hợp sửa đổi, bổ sung quy trình vận hành hồ chứa nước.

*Trách nhiệm lập và điều chỉnh quy trình vận hành hồ chứa nước

- Chủ đầu tư xây dựng đập, hồ chứa nước lập quy trình vận hành hồ chứa nước, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt trước khi tích nước và bàn giao cho tổ chức, cá nhân khai thác, cơ quan quản lý nhà nước về thủy lợi, thủy điện, phòng, chống thiên tai;

- Đối với hồ chứa nước đang khai thác mà chưa có quy trình vận hành thì tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa thủy lợi hoặc chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện có trách nhiệm lập quy trình vận hành, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt chậm nhất sau 01 năm kể từ ngày Nghị định 114/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành;

- Định kỳ 5 năm hoặc khi quy trình vận hành không còn phù hợp, tổ chức cá nhân khai thác đập, hồ chứa thủy lợi hoặc chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện có trách nhiệm rà soát, điều chỉnh quy trình vận hành, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 1,911

Bài viết về

lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]