Phó chủ tịch QH: Tàu TQ đâm chìm tàu cá Việt Nam là khủng bố

27/05/2014 13:38 PM

Trao đổi với báo chí sáng nay về vụ tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá của ngư dân Đà Nẵng trên vùng biển chủ quyền Việt Nam vào chiều 26.5, Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn nói: “Đâm chìm tàu cá Việt Nam, thấp nhất thì có thể gọi là khủng bố. Đây là hành vi đáng lên án và phải bồi thường thiệt hại ngư dân Việt Nam”.

Thưa Phó chủ tịch, tại kỳ họp này đã có nhiều đại biểu đề xuất phương án chi hỗ trợ đóng tàu cho ngư dân, trong đó có khoản tiền 35 ngàn tỉ đồng tiết kiệm của Bộ GTVT, Quốc hội xem xét vấn đề này thế nào?

Quốc hội đã có chủ trương thì phải có những khoản lớn chứ nhỏ sẽ không giải quyết được bản chất, 35 ngàn tỉ đồng thì không đủ với tình hình hiện nay.


Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn - Ảnh: Thái Sơn

Nhưng việc hỗ trợ ngư dân đóng tàu bám biển là rất cần kíp bởi đây là những cột mốc sống, tác động nhanh trong bảo vệ chủ quyền?

Tôi ủng hội nhưng chờ ý kiến các ĐB thảo luận hội trường, từ đó Chính phủ có thể xem xét đề nghị, xem cắt chỗ nào, chi chỗ nào. Nhưng khó là kinh tế ảnh hưởng, từ đây đến cuối năm chưa rõ hụt thu bao nhiêu, khó cho Chính phủ đó. Muốn thì nhiều lắm nhưng chi đâu cần tính toán vì nguồn lực có hạn. 

Đối với ngư dân hiện nay, không chỉ cho tàu vỏ sắt đâu mà dầu, phương tiện đánh bắt, đảm bảo tính mạng cả hệ thống thông tin, tổ chức tổ đội, bộ phận hỗ trợ. Cùng lúc chưa thể đáp ứng tàu sắt hết được. Có tàu mà không tổ chức tốt thì vẫn nguy hiểm. Kiểm ngư cảnh sát biển phải có kế hoạch bảo vệ chặt.

Trong trường hợp Quốc hội quyết định chủ trương hỗ trợ ngư dân thì lộ trình cụ thể thế nào?

Chủ trương đánh bắt xa bờ chúng ta đã có từ lâu rồi, kể cả khuyến khích cho vay đóng tàu lớn. Thực tế Đà Nẵng đóng tàu lớn rồi nhưng so với tàu Trung Quốc ngoài thực địa thì vẫn là nhỏ. Tuy nhiên, tôi cho rằng bảo vệ tổ quốc không chỉ mỗi tàu sắt mà còn nhiều vấn đề khác, biên giới, nội địa.

Theo Phó chủ tịch việc đâm tàu ngư dân vừa rồi có phải hành động leo thang?

Rõ ràng là mở rộng bảo vệ giàn koan, thấy mình ép sát bằng tàu cá nên họ muốn làm cho căng thẳng. Đầu tiên va chạm mức độ, sau đó làm căng để dân sợ nhưng chắc dân mình không sợ đâu, 10 người chìm nhưng không chết ai thì rõ là mình biết trước và lường cả rồi. Việc chìm tàu mình đã có tiếng nói đấu tranh ngoại giao để phản đối, không để tái diễn.

Về luật, mình có tiến hành đòi bồi thường?

Trước hết lên án con đường ngoại giao, chưa biết tàu cá hay không nhưng đi bảo vệ giàn khoan, đâm chìm tàu cá của dân thì thấp nhất có thể gọi là khủng bố và yêu cầu cầu bồi thường.

Thái Sơn (ghi)

Theo Thanh niên

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 2,503

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]