Những tháng gần đây, kinh tế Việt Nam đã có dấu hiệu khởi sắc. Lạm phát của tháng 10-2011 xuống còn 0,36%, đến tháng 11-2011 tiếp tục hạ còn 0,35%; lãi suất đang có xu hướng giảm dần; cán cân thanh toán thặng dư 3,5-4 tỉ USD; dự trữ ngoại tệ cũng tăng lên khoảng 14 tỉ USD... Tuy nhiên, chính sách tiền tệ cũng đang bộc lộ một số vấn đề.
Hạn mức tín dụng chưa hợp lý
Theo các chuyên gia kinh tế, tình hình kinh tế thế giới hiện đang xấu đi, tác động nhất định đến nền kinh tế nước ta. Đồng thời, tỉ giá hối đoái đang đứng trước sức ép rất lớn, nguyên nhân xuất phát từ tín dụng bằng ngoại tệ tăng trưởng “nóng”. Đến một lúc nào đó, doanh nghiệp (DN) phải mua USD để trả nợ làm cho nhu cầu ngoại tệ tăng mạnh.
Vì thế, giới phân tích quốc tế cảnh báo rằng nếu trong thời gian tới, chính sách tiền tệ Việt Nam quá thắt chặt thì sản xuất sẽ đình đốn, sản lượng hàng hóa sẽ giảm, có thể làm lạm phát tăng trở lại.
Cần lộ trình hủy bỏ trần lãi suất
TS Lê Xuân Nghĩa, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, cho biết: Năm 2011, Chính phủ ước tính tín dụng chỉ tăng trưởng ở mức 14%, thấp hơn khá nhiều so với chỉ tiêu 20%, tổng phương tiện thanh toán ước tăng 12% (chỉ tiêu cả năm là 16%), đồng thời lạm phát đang có xu hướng giảm dần nên năm 2012 có thể Chính phủ sẽ ban hành nghị quyết mới thay thế Nghị quyết 11 về ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội, trong đó chú trọng bảo vệ hệ thống NH và hỗ trợ DN. Theo đó, tổng phương tiện thanh toán là 12%-13%, hạn mức tăng trưởng tín dụng 16%-17%.
Phục hồi thị trường tài sản Theo
TS Lê Xuân Nghĩa, năm 2012, Chính phủ sẽ hỗ trợ DN theo hướng giảm và
gia hạn thuế thu nhập, tạo điều kiện hơn nữa để DN tiếp cận vốn NH.
Riêng thị trường tài sản, đặc biệt là thị trường bất động sản, Chính phủ
sẽ có biện pháp phục hồi, nếu không, mọi nỗ lực bảo vệ NH, tái cấu trúc
DN Nhà nước sẽ bất thành. Vì nếu để thị trường bất động sản đóng băng
kéo dài, NH sẽ không giải quyết được tình trạng nợ xấu, tiến trình cổ
phần hóa DN Nhà nước sẽ gặp nhiều khó khăn. Về
lâu dài, cũng theo TS Lê Xuân Nghĩa, Chính phủ sẽ tái cấu trúc NH
nhưng trước mắt phải bảo vệ các NH để củng cố lòng tin của người dân. Vì
thế, việc hỗ trợ DN đồng nghĩa với hỗ trợ thị trường, đặc biệt là thị
trường chứng khoán và bất động sản. Biểu hiện đầu tiên là NH Nhà nước đã
loại bỏ 4 đối tượng bất động sản ra khỏi nhóm tín dụng phi sản xuất và
hướng tới sẽ loại bỏ nhiều hơn nữa. |