Chính sách mới >> Tài chính 26/02/2024 14:15 PM

Dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 của Văn phòng Chính phủ

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
26/02/2024 14:15 PM

Cho tôi hỏi dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 của Văn phòng Chính phủ được quy định như thế nào? – Phúc An (Đồng Tháp)

Dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 của Văn phòng Chính phủ

Dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 của Văn phòng Chính phủ (Hình từ internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

Văn phòng Chính phủ đã ban hành Quyết định 77/QĐ-VPCP ngày 16/02/2024 về việc công bố công khai dự toán ngân sách năm 2024 của Văn phòng Chính phủ. Cụ thể như sau:

Nguyên tắc phân bổ dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 của Văn phòng Chính phủ

- Phân bổ dự toán chi thường xuyên cho từng lĩnh vực chi theo mục tiêu, nhiệm vụ được giao năm 2024, đảm bảo đủ nhiệm vụ, đúng chính sách, chế độ, trong phạm vi dự toán chi ngân sách nhà nước được giao.

- Phân bổ ưu tiên cho các nhiệm vụ chỉ quan trọng, cấp bách, những khoản chi thiết yếu cho con người; triệt để tiết kiệm, gắn với việc tinh giản biên chế, sắp xếp lại bộ máy hành chính; đảm bảo thực hiện nghiêm các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tiết giảm các nhiệm vụ chi không thực sự cấp bách như: đoàn ra, đoàn vào, khánh tiết, hội thảo, hội nghị...; hạn chế tối đa mua sắm xe ô tô công và trang thiết bị đắt tiền, khuyến khích thực hiện khoán kinh phí sử dụng xe ô tô công theo quy định.

- Phân bổ chi mua sắm, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản căn cứ quy định về tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng tài sản công hiện hành. Không phân bổ kinh phí chi thường xuyên cho các nhiệm vụ mới về cải tạo, nâng cấp, mở rộng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Đầu tư công 2019

- Phân bổ dự toán chi hoạt động năm 2024 nguồn ngân sách nhà nước của các đơn vị sự nghiệp công lập trên cơ sở các mục tiêu về đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị quyết 19-NQ/TW năm 2017, Nghị quyết 01/2021/UBTVQH15 và quy định tại Nghị định 60/2021/NĐ-CP, trong đó:

+ Không phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các dịch vụ sự nghiệp công đã hoàn thành lộ trình giá, phí từ năm 2022 trở về trước hoặc dự kiến hoàn thành trong năm 2023.

+ Đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo một phần chi thường xuyên phân bổ dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2023 giảm tối thiểu 3% chỉ hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách nhà nước so với dự toán năm 2022, giảm biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước tương ứng mức giảm chi thường xuyên từ ngân sách.

+ Không phân bổ dự toán các khoản chi thường xuyên cho các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên.

- Phân bổ ngân sách phải rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, dễ kiểm tra và giám sát, đảm bảo công bằng công khai và minh bạch.

Định mức phân bố dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 của Văn phòng Chính phủ

Căn cứ Điều 1 Quyết định 30/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2022: Văn phòng Chính phủ là một trong 4 Văn phòng không áp dụng định mức phân bổ chi thường xuyên theo biên chế; dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm được xác định trên cơ sở các tiêu chuẩn, chế độ chi tiêu và nhiệm vụ đặc thù của Văn phòng Chính phủ.

- Đối với phần kinh phí thực hiện tự chủ:

+ Phân bổ quỹ lương: Căn cứ theo biên chế được giao năm 2024; Xác định Quỹ tiền lương, phụ cấp và và các khoản đóng góp theo chế độ quy định theo mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng do ngân sách nhà nước đảm bảo: Quỹ tiền lương theo chỉ tiêu biên chế được giao năm 2024, bao gồm quỹ lương của số biên chế thực có mặt tính đến thời điểm 30/11/2023, được xác định trên cơ sở mức lương theo ngạch, bậc, chức vụ; các khoản phụ cấp theo lương và các khoản đóng góp theo chế độ và quỹ lương của số biên chế chưa tuyển tính trên cơ sở lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng và hệ số lương bậc 1 của công chức loại A1, các khoản phụ cấp theo lương cùng các khoản đóng góp theo quy định.

+ Phân bổ dự toán các khoản chi đặc thù năm 2024 trên tinh thần tiết kiệm, hiệu quả, căn cứ theo: nội dung chi, xác định cụ thể khối lượng, số lượng, đơn giá và mức chi cho từng nhiệm vụ chỉ đặc thù tại đơn vị, các nội dung khác liên quan.

- Đối với phần kinh phí không tự chủ:

+ Phân bổ dự toán kinh phí mua sắm tài sản công: đơn vị phải có kế hoạch mua sắm và được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo kế hoạch, nhiệm vụ.

+ Phân bổ dự toán kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa tài sản, công trình, thiết bị công trình: hồ sơ tài liệu kèm theo gồm: Quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền và các hồ sơ có liên quan (nếu có); thuyết minh cụ thể các nội dung: Tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật bảo dưỡng, sửa chữa; tên tài sản công cần bảo dưỡng, sửa chữa; thời gian bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công gần nhất; lý do, mục tiêu, khối lượng bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công; kinh phí phân bổ; dự kiến thời gian thực hiện và thời gian hoàn thành.

- Phần kinh phí nghiên cứu khoa học: Phân bổ trên cơ sở Quyết định phê duyệt đề tài - nghiên cứu khoa học của cấp có thẩm quyền

- Kinh phí đào tạo lại: Phân bổ trên cơ sở Quyết định phê duyệt kế hoạch đào tạo của cấp có thẩm quyền.

 Đoàn Đức Tài

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 1,405

Bài viết về

lĩnh vực Tài chính nhà nước

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]