Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
Theo đó, hướng dẫn xây dựng báo cáo tổng kết kết quả thực hiện phong trào thi đua, đơn cử như:
- Đánh giá kết quả tổ chức các phong trào thi đua, những biện pháp, cách làm đổi mới, sáng tạo của cơ quan, đơn vị và kết quả đã đạt được trong năm 2019 đối với từng khâu công tác thực hiện chức năng, nhiệm vụ và công tác xây dựng Ngành (nêu số liệu, kết quả đạt được và nguyên nhân; so sánh với năm 2018).
Thời điểm lấy số liệu báo cáo từ 01/12/2018 đến hết 30/11/2019.
- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, các đơn vị kiểm điểm toàn diện những kết quả đã đạt được so với mục tiêu, chỉ tiêu phấn đấu đã đề ra trong kế hoạch, chương trình công tác năm.
- Tập trung đánh giá việc lựa chọn các khâu công tác để tạo thành tích đột phá của đơn vị mình, đồng thời giải trình rõ các nội dung cụ thể như sau:
+ Tỷ lệ các vụ án phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng; nguyên nhân của việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung? Số vụ có trách nhiệm của Viện kiểm sát...
+ Số bị can đình chỉ điều tra do không phạm tội, trong đó có bao nhiêu bị can bị tạm giam. Nêu rõ lý do đình chỉ và trách nhiệm của tập thể, cá nhân đối với từng vụ án cụ thể;
+ Số bị cáo Tòa án xét xử tuyên không phạm tội (bản án đã có hiệu lực pháp luật). Xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân (báo cáo chi tiết từng trường hợp cụ thể);
+ Số lượng kháng nghị theo các thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm; tỷ lệ kháng nghị được Tòa án chấp nhận;
+ Số công chức, viên chức vi phạm bị xử lý kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên (nếu có), nêu rõ lí do.
+ Những biện pháp, cách làm đổi mới, sáng tạo của cơ quan, đơn vị đã thực hiện và đạt kết quả tích cực trong các khâu công tác được Ngành hoặc địa phương đánh giá.
Xem chi tiết nội dung tại Hướng dẫn 35/HD-VKSTC ngày 12/11/2019.
Tường Vy