Kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Trần Thanh Rin
23/08/2022 15:16 PM

Để kiểm soát nhiễm khuẩn, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện các biện pháp như thế nào? - Thu Hương (Long An)

Kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Kiểm soát nhiễm khuẩn là gì?

Theo khoản 3  Điều 2 Thông tư 16/2018/TT-BYT, kiểm soát nhiễm khuẩn là việc xây dựng, triển khai và giám sát thực hiện các quy định, hướng dẫn, quy trình chuyên môn về kiểm soát nhiễm khuẩn nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm vi sinh vật gây bệnh cho người bệnh, nhân viên y tế và cộng đồng trong quá trình cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

Trong đó, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là cơ sở cố định hoặc lưu động đã được cấp giấy phép hoạt động và cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh. (Theo khoản 7 Điều 2 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009)

2. Các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được quy định tại khoản 1 Điều 62 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009, cụ thể như sau:

- Khử trùng thiết bị y tế, môi trường và xử lý chất thải tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

- Phòng hộ cá nhân, vệ sinh cá nhân;

- Vệ sinh an toàn thực phẩm;

- Giám sát nhiễm khuẩn;

- Các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn khác theo quy định của pháp luật. Cụ thể từ Điều 3 đến Điều 15 Chương II Thông tư 16/2018/TT-BYT như sau:

+ Xây dựng, phổ biến các hướng dẫn, quy định, quy trình, kế hoạch kiểm soát nhiễm khuẩn

+ Giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện và các bệnh truyền nhiễm có nguy cơ gây dịch

+ Giám sát tuân thủ thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn

+ Vệ sinh tay

+ Phòng ngừa chuẩn, phòng ngừa dựa theo đường lây truyền và sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân

+ Quản lý và xử lý thiết bị, dụng cụ y tế

+ Quản lý và xử lý đồ vải y tế 

+ Quản lý chất thải y tế

+ Vệ sinh môi trường bệnh viện

+ An toàn thực phẩm

+ Phòng ngừa và xử trí phơi nhiễm liên quan đến vi sinh vật

+ Phòng chống dịch bệnh

+ Quản lý hóa chất, vật tư dùng trong kiểm soát nhiễm khuẩn

3. Hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Tùy theo quy mô giường bệnh, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải thiết lập hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư 16/2018/TT-BYT, bao gồm:

- Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn.

- Khoa hoặc bộ phận kiểm soát nhiễm khuẩn.

- Mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn.

Trong đó:

- Đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có từ 150 giường bệnh kế hoạch trở lên phải tổ chức hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn quy định tại Khoản 1 Điều 16 Thông tư 16/2018/TT-BYT.

- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có dưới 150 giường bệnh kế hoạch tối thiểu phải có bộ phận kiểm soát nhiễm khuẩn thuộc phòng kế hoạch tổng hợp, mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn và có người phụ trách kiểm soát nhiễm khuẩn làm việc toàn thời gian, tốt nghiệp ngành học thuộc khối ngành sức khỏe, có chứng chỉ, giấy chứng nhận hoặc văn bằng về kiểm soát nhiễm khuẩn.

- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có giường bệnh nội trú tối thiểu phải phân công một người phụ trách kiểm soát nhiễm khuẩn.

4. Trách nhiệm kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Theo khoản 2 Điều Điều 62 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm sau đây:

- Thực hiện các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

- Bảo đảm cơ sở vật chất, thiết bị, trang phục phòng hộ, điều kiện vệ sinh cá nhân cho người làm việc trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, người bệnh và người khác đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với yêu cầu về kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

- Tư vấn về các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn cho người bệnh và người nhà của người bệnh;

- Thực hiện các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn khác theo quy định của pháp luật.

>>> Xem thêm: Chủ tịch Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn có yêu cầu phải là trưởng khoa kiểm soát nhiễm khuẩn hay không?

Cơ sở khám chữa bệnh phải có từ bao nhiêu giường bệnh trở lên để tổ chức hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn?

Yêu cầu về bằng cấp chứng chỉ đối với trưởng khoa và điều dưỡng trưởng khoa kiểm soát nhiễm khuẩn phải đáp ứng những gì?

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 19,760

Bài viết về

lĩnh vực Y tế

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]