ããããããããããããããããããããããã
Hồ sơ, quy trình cấp giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Theo khoản 1 Điều 29 Luật Quản lý ngoại thương 2017, quản lý theo giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng để cấp giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương cho thương nhân để thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.
Hồ sơ, quy trình cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại Khoản 3 Điều 7, Khoản 4 Điều 8 Nghị định 69/2018/NĐ-CP và Khoản 1 Điều 14 Luật Quản lý ngoại thương 2017 thực hiện như sau:
Cụ thể tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 69/2018/NĐ-CP, hồ sơ cấp giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu bao gồm:
- Văn bản đề nghị cấp giấy phép của thương nhân: 1 bản chính.
- Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
- Các giấy tờ, tài liệu liên quan theo quy định của pháp luật.
Quy trình cấp giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu được thực hiện như sau:
- Thương nhân gửi 1 bộ hồ sơ quy định tại mục 2.1 trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền cấp giấy phép.
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định hoặc cần bổ sung tài liệu giải trình, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, bộ, cơ quan ngang bộ thông báo để thương nhân hoàn thiện hồ sơ.
- Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác về thời hạn cấp giấy phép, trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, bộ, cơ quan ngang bộ có văn bản trả lời thương nhân.
- Trường hợp pháp luật có quy định về việc bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền cấp giấy phép phải trao đổi ý kiến với các cơ quan liên quan, thời hạn xử lý hồ sơ tính từ thời điểm nhận được ý kiến trả lời của cơ quan liên quan.
- Việc cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép, cấp lại giấy phép do mất, thất lạc thực hiện theo nguyên tắc sau:
+ Thương nhân chỉ phải nộp các giấy tờ liên quan đến nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
+ Thời gian cấp sửa đổi, bổ sung, cấp lại không dài hơn thời gian cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu.
+ Trường hợp từ chối sửa đổi, bổ sung, cấp lại giấy phép, bộ, cơ quan ngang bộ có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
(Khoản 2 Điều 9 Nghị định 69/2018/NĐ-CP)
Danh mục hàng hóa nhập khẩu quản lý theo giấy phép nhập khẩu bao gồm:
- Hàng hóa cần kiểm soát nhập khẩu theo quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên do Bộ Công Thương công bố cho từng thời kỳ.
- Hàng hóa áp dụng chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động: Bộ Công Thương công bố danh mục hàng hóa áp dụng chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động cho từng thời kỳ và tổ chức cấp phép theo quy định hiện hành về cấp phép.
- Hàng hóa áp dụng chế độ hạn ngạch thuế quan: Muối, Thuốc lá nguyên liệu, Trứng gia cầm, Đường tinh luyện, đường thô.
- Tiền chất công nghiệp.
- Tiền chất thuốc nổ, vật liệu nổ công nghiệp.
- Vàng nguyên liệu.
(Theo phần B mục I và phần A mục VIII Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 69/2018/NĐ-CP)
Danh mục hàng hóa xuất khẩu quản lý theo giấy phép xuất khẩu bao gồm:
- Tiền chất công nghiệp.
- Tiền chất thuốc nổ, vật liệu nổ công nghiệp.
- Các loại hàng hóa xuất khẩu theo hạn ngạch do nước ngoài quy định (Bộ Công Thương công bố phù hợp với thỏa thuận hoặc cam kết quốc tế của Việt Nam với nước ngoài).
- Hàng cần kiểm soát xuất khẩu theo quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, do Bộ Công Thương công bố cho từng thời kỳ.
- Hàng hóa áp dụng chế độ cấp giấy phép xuất khẩu tự động: Bộ Công Thương công bố danh Mục hàng hóa áp dụng chế độ cấp giấy phép xuất khẩu tự động cho từng thời kỳ và tổ chức cấp phép theo quy định hiện hành về cấp phép.
- Thuốc phải kiểm soát đặc biệt.
- Nguyên liệu làm thuốc là dược chất hướng thần, dược chất gây nghiện, tiền chất dùng làm thuốc.
- Dược liệu thuộc danh mục loài, chủng loại dược liệu quý, hiếm, đặc hữu phải kiểm soát.
- Vàng nguyên liệu.
(Theo phần A mục I và phần A mục VII Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 69/2018/NĐ-CP)