Quy định về miễn trừ ngoại giao trong vi phạm giao thông
Căn cứ Mục 1 Chương I Thông tư liên tịch 01-TTLN năm 1988 quy định đối tượng được miễn trừ ngoại giao trong vi phạm giao thông là người có quốc tịch của một nước khác hoặc không có quốc tịch đang có mặt trên lãnh thổ Việt Nam, gồm:
Những người có thân phận ngoại giao, (có hộ chiếu ngoại giao) được Nhà nước ta cho hưởng các quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao:
- Làm việc tại các cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự, các cơ quan đại diện nước ngoài khác tại Việt Nam;
- Các thành viên gia đình họ cùng sống chung với họ tại Việt Nam;
- Những người có thân phận ngoại giao của các đoàn đại biểu Đảng, Chính phủ, Quốc hội, Nhà nước đến thăm nước ta;
- Những người khác có thân phận ngoại giao, kể cả đại diện các tổ chức quốc tế và thành viên gia đình họ sống chung tại Việt Nam và không có Quốc tịch Việt Nam.
*Quy định miễn trừ
Những người này được hưởng quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được miễn trừ xét xử về hình sự, dân sự và xử lý hành chính đối với các vụ vi phạm luật lệ giao thông đường bộ do họ gây ra.
Tuy nhiên họ phải tôn trọng luật lệ của Nhà nước ta, kể cả luật lệ về giao thông đường bộ, phải có trách nhiệm đền bù vật chất đối với các vụ tai nạn giao thông do họ gây ra.
- Nhân viên hành chính - kỹ thuật, nhân viên phục vụ của các cơ quan đại diện nước ngoài và các cơ quan nước ngoài khác đã nêu ở Mục 1;
- Thành viên gia đình họ, không có quốc tịch Việt Nam, và cùng sống với họ tại Việt Nam;
- Các thành viên không có thân phận ngoại giao của các đoàn đại biểu.
*Quy định miễn trừ
Những người này chỉ được miễn trừ xét xử về:
- Hình sự, dân sự và xử lý hành chính đối với các vụ vi phạm luật lệ giao thông đường bộ do họ gây ra tại Việt Nam trong khi thi hành công vụ;
Nhưng không được miễn trừ xét xử về dân sự và xử lý về hành chính khi không thi hành công vụ;
Phải có trách nhiệm đền bù vật chất đối với các vụ tai nạn giao thông do họ gây ra.
Những người nước ngoài khác không thường trú tại Việt Nam gồm: Nhà kinh doanh, chuyên gia, học sinh, sinh viên công tác, du lịch tại Việt Nam...
Đối với các vụ vi phạm luật lệ giao thông đường bộ gây hậu quả nghiêm trọng do họ gây ra;
Áp dụng các điều ước quốc tế mà Nhà nước ta và Nhà nước họ đã ký với nhau hoặc tham gia (hiệp định lãnh sự, hiệp định tương trợ tư pháp, hiệp định hợp tác kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật v.v...) hoặc áp dụng luật pháp của ta.
Lưu ý: Những người mang quốc tịch Việt Nam điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ của nước ngoài, việc điều tra, xử lý các vi phạm luật lệ giao thông gây hậu quả nghiêm trọng của họ, áp dụng pháp luật Việt Nam.
Riêng đối với các phương tiện nói ở điểm a khoản 2 phần I Thông tư liên tịch 01-TTLN năm 1988 nếu do các công dân Việt Nam điều khiển thì việc điều tra, xử lý, phải được tiến hành sao cho không gây trở ngại quá đáng cho hoạt động của các cơ quan đại diện và các tổ chức quốc tế.
2. Các phương tiện giao thông đường bộ của nước ngoài nói trong Thông tư liên tịch 01-TTLN năm 1988 gồm: a. Các phương tiện giao thông của các cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự, các tổ chức quốc tế, của cá nhân những người có thân phận ngoại giao (xe mang biển số NG) được hưởng quyền miễn trừ không bị khám xét, trưng dụng, bắt giữ, không bị áp dụng các biện pháp xử lý. |
Ngọc Nhi