Luật Bảo hiểm xã hội mới nhất và tổng hợp Nghị định hướng dẫn
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Luật Bảo hiểm xã hội mới nhất được ban hành vào ngày 20/11/2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016, bao gồm 09 chương và 125 điều, cụ thể như sau:
- Chương I: Những quy định chung
- Chương II: Quyền, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội
- Chương III: Bảo hiểm xã hội bắt buộc
+ Mục 1: Chế độ ốm đau
+ Mục 2: Chế độ thai sản
+ Mục 3: Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
+ Mục 4: Chế độ hưu trí
+ Mục 5: Chế độ tử tuất
- Chương IV: Bảo hiểm xã hội tự nguyện
+ Mục 1: Chế độ hưu trí
+ Mục 2: Chế độ tử tuất
- Chương V: Quỹ bảo hiểm xã hội
- Chương VI: Tổ chức, quản lý bảo hiểm xã hội
- Chương VII: Trình tự, thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội
+ Mục 1: Trình tự, thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội
+ Mục 2: Trình tự, thủ tục giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội
- Chương VIII: Khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm bảo hiểm xã hội
- Chương IX: Điều khoản thi hành
Sau đây là tổng hợp Nghị định hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội mới nhất:
- Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
- Nghị định 108/2021/NĐ-CP điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng
- Nghị định 135/2020/NĐ-CP quy định về tuổi nghỉ hưu
- Nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định chi tiết luật bảo hiểm xã hội và luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam
- Nghị định 140/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung các nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ lao động - thương binh và xã hội
- Nghị định 55/2016/NĐ-CP điều chỉnh mức lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp hằng tháng và trợ cấp đối với giáo viên mầm non có thời gian làm việc trước năm 1995
- Nghị định 33/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với Quân nhân, Công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân
- Nghị định 30/2016/NĐ-CP quy định chi tiết hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
- Nghị định 134/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện
- Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc
- Thông tư 18/2022/TT-BYT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định chi tiết thi hành Luật Bảo hiểm xã hội và Luật An toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế.
Tồng hợp Nghị định hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội |
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Trong đó, bảo hiểm xã hội bao gồm:
- Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
- Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
(Khoản 2 và 3 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)
Thanh Rin