Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Theo khoản 5 Điều 3 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 (sửa đổi 2010, 2019), doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 (sửa đổi 2010, 2019) và các quy định khác của pháp luật có liên quan để kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm.
Cụ thể tại khoản 1 Điều 17 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 (sửa đổi 2010, 2019), doanh nghiệp bảo hiểm có các quyền sau đây:
- Thu phí bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm;
- Yêu cầu bên mua bảo hiểm cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm;
- Đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 2 Điều 19, khoản 2 Điều 20, khoản 2 Điều 35 và khoản 3 Điều 50 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 (sửa đổi 2010, 2019);
- Từ chối trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc từ chối bồi thường cho người được bảo hiểm trong trường hợp không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm hoặc trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm;
- Yêu cầu bên mua bảo hiểm áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 (sửa đổi 2010, 2019) và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Yêu cầu người thứ ba bồi hoàn số tiền bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm đã bồi thường cho người được bảo hiểm do người thứ ba gây ra đối với tài sản và trách nhiệm dân sự;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp bảo hiểm phải có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 (sửa đổi 2010, 2019), cụ thể như sau:
- Giải thích cho bên mua bảo hiểm về các điều kiện, điều khoản bảo hiểm; quyền, nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm;
- Cấp cho bên mua bảo hiểm giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm ngay sau khi giao kết hợp đồng bảo hiểm;
- Trả tiền bảo hiểm kịp thời cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;
- Giải thích bằng văn bản lý do từ chối trả tiền bảo hiểm hoặc từ chối bồi thường;
- Phối hợp với bên mua bảo hiểm để giải quyết yêu cầu của người thứ ba đòi bồi thường về những thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Ngoài các điều kiện chung quy định tại Điều 6 Nghị định 73/2016/NĐ-CP, thành viên tham gia góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm phải là tổ chức và đáp ứng các điều kiện sau đây:
* Đối với tổ chức nước ngoài:
- Là doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho phép hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dự kiến tiến hành tại Việt Nam hoặc công ty con chuyên thực hiện chức năng đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài ủy quyền để góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam;
- Có ít nhất 7 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực dự kiến tiến hành tại Việt Nam;
- Có tổng tài sản tối thiểu tương đương 02 tỷ đô la Mỹ vào năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;
Không vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật về hoạt động kinh doanh bảo hiểm của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính trong thời hạn 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.
* Đối với tổ chức Việt Nam:
Có tổng tài sản tối thiểu 2.000 tỷ đồng Việt Nam vào năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.
(Khoản 1 Điều 7 Nghị định 73/2016/NĐ-CP)
3.2. Điều kiện thành lập công ty cổ phần bảo hiểm
Ngoài các điều kiện chung quy định tại Điều 6 Nghị định 73/2016/NĐ-CP, công ty cổ phần bảo hiểm dự kiến thành lập phải đáp ứng điều kiện: Có tối thiểu 02 cổ đông là tổ chức đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 73/2016/NĐ-CP và 02 cổ đông này phải cùng nhau sở hữu tối thiểu 20% số cổ phần của công ty cổ phần bảo hiểm dự kiến được thành lập.
(Khoản 2 Điều 7 Nghị định 73/2016/NĐ-CP)