Những lỗi ôtô vẫn được cấp Giấy chứng nhận đăng kiểm năm 2023

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
24/04/2023 15:35 PM

Cho tôi hỏi với những lỗi ô tô nào thì vẫn được cấp Giấy chứng nhận đăng kiểm? – Thu Thủy (Thái Bình)

Những lỗi ôtô vẫn được cấp Giấy chứng nhận đăng kiểm

Những lỗi ôtô vẫn được cấp Giấy chứng nhận đăng kiểm (Hình từ internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Các mức độ lỗi ô tô khi đăng kiểm

Theo khoản 2 Điều 7 Thông tư 06/2021/TT-BGTVT, các khiếm khuyết, hư hỏng của xe cơ giới trong kiểm định được phân thành 3 mức như sau:

- Khiếm khuyết, hư hỏng không quan trọng (MINOR DEFECTS - MiD) là hư hỏng không gây mất an toàn kỹ thuật, ô nhiễm môi trường khi xe cơ giới tham gia giao thông. Xe cơ giới vẫn được cấp Giấy chứng nhận kiểm định;

- Khiếm khuyết, hư hỏng quan trọng (MAJOR DEFECTS - MaD) là hư hỏng có thể gây mất an toàn kỹ thuật, ô nhiễm môi trường khi xe cơ giới tham gia giao thông. Xe cơ giới không được cấp Giấy chứng nhận kiểm định, phải sửa chữa các hư hỏng để kiểm định lại;

- Khiếm khuyết, hư hỏng nguy hiểm (DANGEROUS DEFECTS - DD) là hư hỏng gây nguy hiểm trực tiếp và tức thời khi xe cơ giới tham gia giao thông. Xe cơ giới không được cấp Giấy chứng nhận kiểm định, không được tham gia giao thông và phải sửa chữa các hư hỏng để kiểm định lại.

Xe cơ giới đồng thời có những hư hỏng ở các mức khác nhau sẽ bị đánh giá ở mức hư hỏng cao nhất trong các hư hỏng.

Xe cơ giới có nhiều hư hỏng cùng một mức sẽ bị đánh giá vào mức hư hỏng cao hơn kế tiếp nếu như sự kết hợp các hư hỏng gây nguy hiểm hơn cho xe cơ giới.

2. Những lỗi ôtô vẫn được cấp chứng nhận đăng kiểm

Theo như trình bày tại mục 1 thì xe ô tô mắc lỗi MiD thì vẫn được cấp Giấy chứng nhận đăng kiểm.

Các lỗi MiD bao gồm:

Nội dung kiểm tra

Khiếm khuyết, hư hỏng

Biển số xe

Lắp đặt không chắc chắn; màu nền biển số khác với ký hiệu nền màu biển số ghi trên Giấy đăng ký xe.

Biểu trưng; thông tin kẻ trên cửa xe, thành xe theo quy định

+ Không có theo quy định;

+ Không chính xác, không đầy đủ thông tin theo quy định;

+ Mờ, không nhìn rõ.

Cửa, khóa cửa và tay nắm cửa

Đóng, mở không nhẹ nhàng.

Cơ cấu khoá, mở buồng lái; thùng xe; khoang hành lý; khoá hãm công-ten-nơ

Khoá mở không nhẹ nhàng.

Ghế ngồi (kể cả ghế người lái), giường nằm

+ Cơ cấu điều chỉnh (nếu có) không có tác dụng.

+ Rách mặt đệm.

Bậc lên xuống

Mọt gỉ, thủng.

Tay vịn, cột chống

Mọt gỉ.

Giá để hàng, khoang hành lý

Mọt gỉ, thủng, rách.

Chắn bùn

- Không đầy đủ, lắp đặt không chắc chắn;

- Rách, thủng, mọt gỉ, vỡ.

Tầm nhìn

Lắp thêm các vật làm hạn chế tầm nhìn của người lái theo hướng phía trước, hai bên.

Gạt nước

- Không đầy đủ, lắp đặt không chắc chắn;

- Lưỡi gạt quá mòn;

- Không đảm bảo tầm nhìn của người lái;

- Không hoạt động bình thường.

Phun nước rửa kính

- Không đầy đủ, lắp đặt không chắc chắn;

- Không hoạt động hoặc phun không đúng vào phần được quét của gạt nước.

Dây điện

Lắp đặt không chắc chắn.

Ắc quy

- Lắp đặt không chắc chắn, không đúng vị trí;

- Rò rỉ môi chất.

Đèn chiếu sáng phía trước

Mầu ánh sáng không phải là mầu trắng hoặc vàng.

Đèn kích thước phía trước, phía sau và thành bên

Gương phản xạ, kính tán xạ ánh sáng mờ, nứt.

Đèn báo rẽ (xin đường) và đèn báo nguy hiểm

Gương phản xạ, kính tán xạ ánh sáng mờ, nứt.

Đèn phanh

- Gương phản xạ, kính tán xạ ánh sáng mờ, nứt.

- Khi đạp phanh, số đèn hoạt động tại cùng thời điểm của cặp đèn đối xứng nhau không đồng bộ về mầu sắc và kích cỡ.

Đèn lùi

- Không sáng khi cài số lùi, vỡ.

- Mầu ánh sáng không phải mầu trắng.

Đèn soi biển số

- Không đầy đủ, lắp đặt không chắc chắn.

- Kính tán xạ ánh sáng mờ, nứt, vỡ.

- Mầu ánh sáng không phải mầu trắng.

- Cường độ sáng và diện tích phát sáng không đảm bảo nhận biết ở khoảng cách 10 m trong điều kiện ánh sáng ban ngày.

Còi

- Âm thanh phát ra không liên tục, âm lượng không ổn định.

- Điều khiển hư hỏng, không điều khiển dễ dàng, lắp đặt không đúng vị trí.

- Âm lượng nhỏ hơn 93 dB(A).

Bánh xe

- Áp suất lốp không đúng.

- Bánh xe dự phòng không đầy đủ; nứt vỡ, phồng, rộp, mòn đến dấu chỉ báo của nhà sản xuất.

Dẫn động phanh

Không có tác dụng chống trượt trên bàn đạp phanh, bị mất bộ phận chống trượt hoặc mòn nhẵn.

Tình trạng bàn đạp phanh và hành trình bàn đạp

Không có tác dụng chống trượt trên bàn đạp phanh, bị mất bộ phận chống trượt hoặc mòn nhẵn.

Trợ lực phanh, xi lanh phanh chính

Nắp bình chứa dầu phanh không kín, bị mất.

Ly hợp

Không có tác dụng chống trượt trên bàn đạp, bị mất bộ phận chống trượt hoặc mòn nhẵn.

Hộp số

Cong vênh.

Cầu xe

Nắp che đầu trục không đầy đủ, hư hỏng.

Giảm chấn

Rò rỉ dầu, chi tiết cao su bị vỡ nát.

Dây đai an toàn

Khóa cài đóng mở không nhẹ nhàng, tự mở.

Búa phá cửa sự cố

Không đầy đủ, không được đặt ở vị trí quy định.

Camera hành trình

Không hiển thị hình ảnh quan sát

Camera lùi

Không hiển thị hình ảnh quan sát

Sự làm việc của động cơ và các hệ thống liên quan

Các loại đồng hồ khác, đèn báo trên bảng điều khiển không hoạt động hoặc báo lỗi.

Hệ thống dẫn khí thải, bộ giảm âm.

Mọt gỉ, rách, rò rỉ khí thải.

Tình trạng bàn đạp ga

Không có tác dụng chống trượt trên bàn đạp, bị mất bộ phận chống trượt hoặc mòn nhẵn.

Ngoài ra, tại Công văn 5300/ĐKVN-VAR có hướng dẫn một số lỗi MiD như sau:

Lỗi MiD

GHI CHÚ

Mầu sơn không đúng mầu sơn ghi trong Giấy đăng ký xe

Dán đề can lên thân, vỏ xe cũng được coi thuộc hạng mục này.

Thân vỏ, buồng lái, thùng hàng: Lọt khí từ động cơ, khí xả vào trong khoang xe, buồng lái;

Bao gồm cả các trường hợp xước lớp sơn phủ của xe mà không gây móp méo không làm ảnh hưởng đến nhận dạng của xe;

Lưới tản nhiệt, mặt ca lăng thay thế có cùng hình dáng, kích thước, vật liệu với lưới tản nhiệt, mặt ca lăng cũ, không làm thay đổi kết cấu của xe.

Đối với xe tải đã nhiều năm sử dụng cho phép thay thế tôn bọc thùng hàng bằng các loại tôn bọc mới mà không làm thay đổi kích thước, khối lượng và kết cấu thùng hàng cũ.

Trường hợp xe tải khung mui, phủ bạt có lắp thêm tôn thành thùng hàng để phục vụ mục đích che mưa nắng không đúng với thiết kế của nhà sản xuất, trung tâm đăng kiểm hướng dẫn khách hàng thực hiện theo Điều 6 Thông tư số 07/VBHN-BGTVT ngày 11/3/2021 của Bộ Giao thông vận tải quy định về cải tạo phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và phải đảm bảo việc lắp đặt không ảnh hưởng đến kích thước, khối lượng và kết cấu của xe.

Bậc lên xuống: Mọt gỉ, thủng;

Bao gồm cả bậc lên xuống lắp đặt thêm nhưng không làm thay đổi chiều rộng và khoảng sáng gầm xe.

Tầm nhìn: Lắp thêm các vật làm hạn chế tầm nhìn của người lái theo hướng phía trước, hai bên.

Ví dụ: tấm chắn nắng kính chắn gió phía trước, camera hành trình.…

Đèn chiếu sáng phía trước: thấu kính, gương phản xạ mờ, nứt;

Đèn chiếu sáng thay mới đảm bảo cùng hình dạng, kích thước, loại bóng đèn (sợi đốt, halogen, led, bixenon) và không làm thay đổi kết cấu hệ thống điện của xe.

Đèn sương mù, đèn gầm lắp đặt ở vị trí thấp hơn đèn chiếu sáng, có ánh sáng màu vàng hoặc trắng, có chùm sáng luôn hướng xuống.

Kiểm tra bánh xe: Áp suất lốp không đúng.

Xe được phép lắp lốp có thông số kỹ thuật cung cấp bởi nhà sản xuất (thường ghi rõ trong sách thông số kỹ thuật của xe hoặc tem dán vị trí cửa xe, nắp bình xăng hoặc trên các trang web thông tin của hãng sản xuất).

Không kiểm tra và đánh giá hạng mục hình dáng la giăng của vành bánh xe.

Trung tâm đăng kiểm có trách nhiệm bổ sung thêm thông số kỹ thuật các loại lốp được phép lắp thay thế theo thông tin của nhà sản xuất lên Giấy chứng nhận Kiểm định ATKT & BVMT.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 12,010

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]