Điều kiện năng lực của đơn vị thực hiện điều tra, đánh giá đất đai (Hình từ internet)
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Cụ thể tại Điều 12 Thông tư 35/2014/TT-BTNMT quy định điều kiện năng lực của đơn vị thực hiện điều tra, đánh giá đất đai như sau:
- Tổ chức sự nghiệp, doanh nghiệp được thực hiện điều tra, đánh giá đất đai khi có đủ các điều kiện sau:
+ Có chức năng thực hiện điều tra, đánh giá đất đai;
+ Có ít nhất 05 cá nhân đủ điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư 35/2014/TT-BTNMT;
+ Có đủ trang thiết bị và công nghệ phù hợp với phương pháp thực hiện theo quy định kỹ thuật về điều tra, đánh giá đất đai của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Cá nhân thực hiện điều tra, đánh giá đất đai trong tổ chức có chức năng tư vấn điều tra, đánh giá đất đai khi có đủ các điều kiện sau đây:
+ Có năng lực hành vi dân sự;
+ Có một trong các bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học chuyên ngành về quản lý đất đai, địa chính, khoa học đất, thổ nhưỡng, môi trường và các chuyên ngành khác có liên quan đến điều tra, đánh giá đất đai;
+ Có thời gian công tác trong lĩnh vực điều tra, đánh giá đất đai theo quy định tại Điều 4 Thông tư 35/2014/TT-BTNMT hoặc các điều tra, đánh giá đất trong lĩnh vực nông nghiệp từ 36 tháng trở lên.
- Các đơn vị thực hiện phân tích mẫu đất phải có phòng phân tích đất được cấp có thẩm quyền cấp chứng nhận.
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 35/2014/TT-BTNMT quy định nội dung điều tra, đánh giá đất đai của cả nước, cấp vùng bao gồm:
- Nội dung điều tra, đánh giá đất đai lần đầu, gồm:
+ Thu thập thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ;
+ Lập kế hoạch và điều tra, lấy mẫu đất tại thực địa;
+ Tổng hợp, xử lý thông tin tài liệu nội và ngoại nghiệp;
+ Xây dựng bản đồ chất lượng đất, tiềm năng đất đai; bản đồ thoái hóa đất;
+ Phân tích thực trạng chất lượng đất, tiềm năng đất đai; thoái hóa đất;
+ Đề xuất các giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và định hướng quản lý sử dụng đất bền vững;
+ Xây dựng báo cáo đánh giá về chất lượng đất, tiềm năng đất đai; thoái hóa đất.
- Nội dung điều tra, đánh giá đất đai lần tiếp theo, gồm:
+ Điều tra bổ sung thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ, khảo sát thực địa và xử lý tài liệu điều tra;
+ Xây dựng bản đồ chất lượng đất, tiềm năng đất đai; bản đồ thoái hóa đất;
+ Phân tích, đánh giá những thay đổi về chất lượng đất, tiềm năng đất đai; thoái hóa đất so với kỳ trước và đề xuất bổ sung các giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và định hướng quản lý sử dụng đất bền vững;
+ Xây dựng báo cáo đánh giá về chất lượng đất, tiềm năng đất đai; thoái hóa đất.
- Nội dung quan trắc giám sát tài nguyên đất hàng năm, gồm:
+ Lập kế hoạch và lấy mẫu quan trắc tài nguyên đất;
+ Tổng hợp số liệu quan trắc, phân tích, đánh giá các chỉ tiêu về chất lượng đất; thoái hóa đất; ô nhiễm đất và cảnh báo sớm các khu vực đất bị thoái hóa, ô nhiễm mạnh cần giám sát;
+ Xây dựng báo cáo quan trắc giám sát tài nguyên đất.
- Nội dung điều tra, đánh giá đất đai theo chuyên đề, gồm:
+ Xác định địa bàn điều tra, đánh giá đất đai theo chuyên đề;
+ Điều tra bổ sung thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ, khảo sát thực địa và xử lý tài liệu điều tra;
+ Xây dựng các bản đồ chất lượng đất, tiềm năng đất đai và thoái hóa đất của loại đất theo chuyên đề;
+ Phân tích, đánh giá những thay đổi về chất lượng đất, tiềm năng đất đai; thoái hóa đất của loại đất theo chuyên đề điều tra và đề xuất bổ sung các giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và định hướng quản lý sử dụng đất bền vững;
+ Xây dựng báo cáo đánh giá kết quả điều tra, đánh giá đất đai theo chuyên đề.
Theo Điều 6 Thông tư 35/2014/TT-BTNMT quy định nội dung điều tra, đánh giá đất đai cấp tỉnh như sau:
- Nội dung điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai; thoái hóa đất được thực hiện theo quy định sau đây:
+ Điều tra, đánh giá lần đầu thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 35/2014/TT-BTNMT;
+ Điều tra, đánh giá lần tiếp theo thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 35/2014/TT-BTNMT.
- Nội dung điều tra, đánh giá ô nhiễm đất, gồm:
+ Thu thập thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ để xác định các nguồn gây ô nhiễm đất, các khu vực có nguy cơ ô nhiễm đất;
+ Lập kế hoạch và điều tra lấy mẫu đất tại thực địa;
+ Phân tích mẫu đất, tổng hợp số liệu và cảnh báo các khu vực đất bị ô nhiễm và có nguy cơ ô nhiễm (cận ô nhiễm);
+ Xây dựng bản đồ các khu vực đất bị ô nhiễm;
+ Đề xuất các giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và định hướng quản lý sử dụng đất bền vững;
+ Xây dựng báo cáo đánh giá về thực trạng ô nhiễm đất.
- Nội dung điều tra, phân hạng đất nông nghiệp, gồm:
+ Thu thập thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ;
+ Lập kế hoạch và điều tra thực địa hiệu quả sử dụng đất;
+ Tổng hợp, xử lý thông tin tài liệu nội nghiệp và ngoại nghiệp;
+ Xây dựng bản đồ phân hạng đất nông nghiệp;
+ Xây dựng báo cáo kết quả phân hạng đất nông nghiệp.
Hồ Quốc Tuấn