Hướng dẫn tính thuế thu nhập cá nhân từ thừa kế chứng khoán (Hình từ internet)
Ngày 08/11/2023, Tổng cục Thuế có Công văn 5001/TCT-DNNCN trả lời vướng mắc của Cục Thuế TPHCM về căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân từ thừa kế chứng khoán.
Các căn cứ pháp lý để tính thuế thu nhập cá nhân từ thừa kế chứng khoán bao gồm:
**Tại khoản 26 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 quy định:
“Hệ thống giao dịch chứng khoán bao gồm hệ thống giao dịch cho chứng khoản niêm yết và hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết, do Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam (sau đây gọi là Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con) tổ chức, vận hành”
**Tại khoản 1 Điều 42 Luật Chứng khoán 2019 quy định:
“Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con được tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán cho chứng khoán đủ điều kiện niêm yết; chứng khoản của doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ chuyển đổi thành công ty cổ phần; chứng khoán của các doanh nghiệp khác chưa đủ điều kiện niêm yết chứng khoản của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; chứng khoán phái sinh và các loại chứng khoán khác theo quy định của Chính phủ."
**Tại khoản 35 Điều 3 Nghị định 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 quy định:
“Hệ thống giao dịch Upcom là hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết do Sở giao dịch chứng khoán tổ chức, vận hành”
**Tại điểm a khoản 9 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 quy định:
"Điều 2. Các khoản thu nhập chịu thuế
…9. Thu nhập từ nhận thừa kế Thu nhập từ nhận thừa kế là khoản thu nhập mà cá nhân nhận được theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật về thừa kế, cụ thể như sau:
a) Đối với nhận thừa kế là chủng khoản bao gồm: cổ phiếu, quyền co mua phiếu, trái phiếu, tin phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoản khác theo quy định của Luật Chứng khoản; cổ phần của cả nhân trong công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp…"
**Tại điểm a khoản 1 Điều 16 Thông tư 111/2013/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 19 Thông tư 92/2015/TT-BTC) quy định:
“Điều 16. Căn cứ tính thuế từ thừa kế, quà tặng Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ thừa kế, quà tặng là thu nhập tính thuế và thuế suất
1. Thu nhập tính thuế
Thu nhập tính thuế từ nhận thừa kế, quà tặng là phần giá trị tài sản nhận thừa kế quả tặng vượt trên 10 triệu đồng mỗi lần nhận. Giá trị tài sản nhận thừa kế, quà tặng được xác định đối với từng trường hợp, cụ thể như sau:
a) Đối với thừa kế, quà tặng là chứng khoán giá trị tài sản nhận thừa kế là phần giá trị tài sản nhận thừa kế, quả tặng vượt trên 10 triệu đồng tinh trên toàn bộ các mã chứng khoán nhận được chưa trừ bất cứ một khoản chi phi nào tại thời điểm đăng ký chuyển quyền sở hữu. Cụ thể như sau:
a.1) Đối với chứng khoản giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán: giá trị của chứng khoán được căn cứ vào giá tham chiếu trên Sở giao dịch chứng khoản tại thời điểm đăng ký quyền sở hữu chứng khoán.
a.2) Đối với chứng khoản không thuộc trường hợp trên: giả trị của chúng khoản được căn cứ vào giá trị sổ sách kế toán của công ty phát hành loại chứng khoản đó tại thời điểm lập báo cáo tài chính gần nhất theo quy định của pháp luật về kế toán trước thời điểm đăng ký quyền sở hữu chứng khoán. "
Căn cứ các quy định nêu trên, cổ phiếu giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom là cổ phiếu giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán.
Do đó, giá trị tài sản thừa nhận kế là cổ phiếu giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom xác định theo quy định tại điểm a.1 khoản 1 Điều 16 Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 19 Thông tư 92/2015/TT-BTC).
Về thuế suất: Cá nhân cư trú có thu nhập từ nhận thừa kế chứng khoán thì thuộc đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
Thuế suất thuế thu nhập cá nhân từ thừa kế chứng khoán được áp dụng theo Biểu thuế toàn phần với thuế suất là 10%.
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất 10%
Ví dụ, giá trị chứng khoán thừa kế là 100.000.000 đồng, thì phần thu nhập tính thuế sẽ trừ đi 10.000.000 đồng, tức tính thuế 10% trên số tiền 90.000.000 đồng.