Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quan trắc khí tượng (QCVN 46:2022/BTNMT)

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Mai Thanh Lợi
17/11/2023 09:27 AM

Xin hỏi Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quan trắc khí tượng (QCVN 46:2022/BTNMT) còn hiệu lực áp dụng không? - Minh Tài (Vĩnh Phúc)

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quan trắc khí tượng (QCVN 46:2022/BTNMT) được ban hành kèm theo Thông tư 14/2022/TT-BTNMT vẫn đang có hiệu lực áp dụng.

QCVN 46:2022/BTNMT quy định kỹ thuật quan trắc khí tượng bề mặt và khí tượng trên cao và áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quan trắc khí tượng bề mặt và khí tượng trên cao.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quan trắc khí tượng (QCVN 46:2022/BTNMT)

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quan trắc khí tượng (Hình từ internet)

Dưới đây là một số quy định quan trọng về quan trắc khí tượng trên cao được nêu tại QCVN 46:2022/BTNMT:

Quy định về an toàn lao động đối với quan trắc khí tượng trên cao

Áp dụng các nội dung về an toàn lao động tại mục 1.5.3, 3.1.8 của QCVN 06:2020/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình ban hành kèm theo Thông tư 01/2020/TT-BXD. Ngoài ra, áp dụng các quy định sau:

- An toàn lao động đối với các loại phương tiện khí tượng:

+ Các phương tiện, thiết bị đặt trên các nhà cao tầng, trên núi phải có hệ thống chống sét. Cách bố trí hệ thống chống sét theo mục 5 (Hệ thống bảo vệ chống sét bên ngoài) và mục 6 (Hệ thống bảo vệ chống sét bên trong) của TCVN 9888-3:2013 (IEC 62305-3:2010) Bảo vệ chống sét - Phần 3: Thiệt hại vật chất đến kết cấu và nguy hiểm tính mạng.

+ Các phương tiện, thiết bị đang nối điện phải được nối dây tiếp đất và thực hiện việc bảo vệ chống điện giật, áp dụng phù hợp tuỳ theo các mục 411 đến 414 của TCVN 7447-4-41:2010 (IEC 60364-4-41:2005) Hệ thống lắp đặt điện hạ áp - Phần 4-41: Bảo vệ an toàn, bảo vệ chống điện giật.

- An toàn lao động đối với thiết bị điều chế khí hydro

+ Nhà điều chế khí hydro phải xây dựng xa khu dân cư, xa đất canh tác, xa nguồn lửa và nguồn dẫn lửa, xa nguồn nước sinh hoạt, xa lò nung, xa công xưởng, nơi ít người qua lại và xây dựng quy cách nhà điều chế khí hydro kiên cố.

+ Các dây dẫn điện, công tắc điện, nguồn chiếu sáng đều phải bố trí bên ngoài nhà điều chế khí hydro hoặc phải trong phòng riêng biệt ngăn cách với nhà điều chế khí hydro và nơi chứa khí hydro.

+ Tuyệt đối cấm đưa các nguồn gây lửa vào nhà điều chế khí hydro và nơi chứa khí hydro (như hút thuốc, sử dụng điện thoại di động, đi giày đinh, soi đèn dầu, làm va chạm các đồ bằng kim loại, mặc các đồ dễ gây dòng tĩnh điện và các nguồn dễ gây phát lửa khác).

+ Khi làm việc tại nhà điều chế khí hydro phải mở hết các cửa sổ và cửa ra vào. Phải mang đầy đủ trang phục, bảo hộ lao động.

+ Phải có biển “CẤM LỬA” ở khu vực xung quanh cách nhà điều chế khí hydro không dưới 10 m, nhà điều chế hydro đều phải được bố trí 02 loại bình chữa cháy (bình chữa cháy khí CO2 và bình chữa cháy dạng bột), số lượng tối thiểu 3 bình mỗi loại.

Quy định về chế độ và thời gian quan trắc khí tượng trên cao

- Đối với các trạm khí tượng trên cao thuộc mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia

+ Chế độ quan trắc

Áp dụng mục 5.1 TCVN 12636-6:2020 đối với quan trắc thám không vô tuyến.

Áp dụng mục 6.1 TCVN 12636-7:2020 Quan trắc khí tượng thủy văn - Phần 7: Quan trắc gió trên cao.

+ Thời gian quan trắc:

++ Thời gian quan trắc khí tượng trên cao được quy định cụ thể như sau:

+++ Đối với quan trắc thám không vô tuyến: thời gian quan trắc được tính từ thời điểm trước 60 phút so với giờ tròn đến khi kết thúc công việc truyền và phát báo kết quả quan trắc, trong đó khoảnh khắc thả máy thám không cho phép thực hiện từ trước giờ tròn 14 phút đến giờ tròn, trường hợp đặc biệt thì cho phép thả máy trước giờ tròn không quá 29 phút và sau giờ tròn không quá 60 phút;

+++ Đối với quan trắc gió trên cao bằng phương pháp vô tuyến: thời gian quan trắc được tính từ thời điểm trước 60 phút so với giờ tròn đến khi kết thúc công việc truyền và phát báo kết quả quan trắc, trong đó khoảnh khắc thả máy thám không cho phép thực hiện từ trước giờ tròn 05 phút đến giờ tròn, trường hợp đặc biệt cho phép bắt đầu thả máy trước giờ tròn không quá 20 phút và sau giờ tròn không quá 30 phút;

+++ Đối với quan trắc gió trên cao bằng kinh vĩ quang học (pilot): thời gian quan trắc được tính từ thời điểm trước 30 phút so với giờ tròn đến khi kết thúc công việc truyền và phát báo kết quả quan trắc, trong đó khoảnh khắc thả bóng cho phép từ trước giờ tròn 30 phút đến giờ tròn, trường hợp đặc biệt có thể lùi giờ thả đến sau giờ tròn 180 phút.

+ Kỳ quan trắc được quy định vào các thời điểm 07:00, 13:00, 19:00 và 01:00 giờ (giờ Việt Nam). Số kỳ quan trắc được quy định cụ thể đối với từng trạm khí tượng trên cao, kỳ quan trắc tăng cường thực hiện theo yêu cầu.

- Đối với các trạm không thuộc mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia

Kỳ quan trắc, chế độ quan trắc, thời gian quan trắc theo nhu cầu của người sử dụng.

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 990

Bài viết về

lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]