Quy định kỹ thuật về đường đô thị theo QCVN 07-4:2016/BXD (Hình từ Internet)
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Theo QCVN 07-4:2016/BXD thì đường đô thị là đường nằm trong phạm vi địa giới hành chính nội thành, nội thị.
Quy định kỹ thuật về đường đô thị theo QCVN 07-4:2016/BXD như sau:
* Bình đồ đường đô thị
** Tầm nhìn tối thiểu trên bình đồ và mặt cắt dọc đường:
Không cho phép xây dựng các công trình và trồng cây cao quá 0,5 m trong phạm vi cần đảm bảo tầm nhìn.
** Bán kính đường cong trên bình đồ
- Trị số bán kính đường cong (tính theo tim đường) tối thiểu giới hạn, tối thiểu thông thường và tối thiểu không yêu cầu bố trí siêu cao được lấy theo Bảng 1;
- Với đường phố cải tạo và đường mới trên địa hình đặc biệt khó khăn, nếu có căn cứ kinh tế - kỹ thuật, cho phép giảm trị số tầm nhìn cho trong Bảng 1, khi đó phải có biển báo hạn chế tốc độ;
- Tại các nút giao đô thị, bán kính đường cong được tính theo bó vỉa quy định tối thiểu là 12m, tại các quảng trường giao thông được quy định tối thiểu là 15 m;
- Ở các đô thị cải tạo bán kính đường cong ở các nút giao cho phép giảm xuống, nhưng không nhỏ hơn 5 m;
- Ở các đường nội bộ trong khu nhà ở cho phép giảm bán kính tối thiểu theo bó vỉa, nhưng không nhỏ hơn 3 m.
** Đối với các phố cụt:
- Bán kính quay xe dạng vòng xuyến được quy định tối thiểu là 10 m;
- Diện tích bãi quay xe dạng không phải vòng xuyến được quy định tối thiểu là 12 m x 12 m
** Nối tiếp đoạn thẳng và đoạn cong tròn
- Khi VTK ≥ 60 km/h giữa đoạn thẳng và đoạn cong tròn được nối tiếp bằng đường cong chuyển tiếp;
- Khi đường cong có bố trí siêu cao thì cần có một đoạn nối siêu cao, trên đó mặt cắt ngang 2 mái ở đoạn thẳng được chuyển dần thành mặt cắt ngang một mái tại đoạn cong tròn.
** Đối với đường cao tốc, đường trục chính đô thị, đường chính đô thị và các đường khác có 4 làn xe trở lên, có bố trí dải phân cách giữa thì tại các đoạn có bố trí siêu cao cần phải thiết kế hệ thống các giếng thu nước mưa bổ sung dọc theo mép dải phân cách, giếng thăm và ống cống thoát nước tại các nơi tập trung nước.
** Các đoạn đường cong, các đoạn kế tiếp với các nhánh nối ra, vào đường cao tốc đô thị, đường trục chính đô thị, đường chính đô thị và đường liên khu vực phải thiết kế chi tiết quy hoạch mặt đứng bề mặt phần xe chạy, lề đường, hè đường và quy hoạch hệ thống công trình thoát nước (giếng thu, giếng thăm, cống thoát nước).
* Mặt cắt dọc đường đô thị
** Mặt cắt dọc đường được xác định theo tim đường phần xe chạy đối với đường có mặt cắt ngang đối xứng qua tim đường.
- Trong trường hợp đường có dải phân cách giữa thì mặt cắt dọc được thiết kế theo mép phần xe chạy nếu mặt cắt ngang có dốc một mái;
- Trong trường hợp ở giữa đường có đường xe điện thì mặt cắt dọc được xác định theo tim đường xe điện nếu đường xe điện có cùng mức với đường bộ.
Bảng 1. Các trị số giới hạn thiết kế bình đồ và mặt cắt dọc đường
TT |
Các yếu tố |
Tốc độ thiết kế (km/h) |
||||||
100 |
80 |
60 |
50 |
40 |
30 |
20 |
||
1 |
Bán kính đường cong nằm, (m)(1) |
|
|
|
|
|
|
|
- Tối thiểu giới hạn |
400 |
250 |
125 |
80 |
60 |
30 |
15 |
|
- Tối thiểu thông thường |
600 |
400 |
200 |
100 |
75 |
50 |
50 |
|
- Tối thiểu không siêu cao |
4 000 |
2 500 |
1 500 |
1 000 |
600 |
350 |
250 |
|
2 |
Tầm nhìn dừng xe, (m)(2) |
150 |
100 |
75 |
55 |
40 |
30 |
20 |
3 |
Tầm nhìn vượt xe, (m)(3) |
- |
550 |
350 |
275 |
200 |
150 |
100 |
4 |
Độ dốc dọc lớn nhất, ‰(4) |
40 |
50 |
60 |
60 |
70 |
80 |
90 |
5 |
Độ dốc siêu cao lớn nhất %(5) |
8 |
8 |
7 |
6 |
6 |
6 |
6 |
6 |
Chiều dài tối thiểu đổi dốc, (m)(6) |
200 (150) |
150 (120) |
100 (60) |
80 (50) |
70 (40) |
50 (30) |
30 (20) |
7 |
Bán kính đường cong đứng tối thiểu, (m)(7) |
|
|
|
|
|
|
|
|
a. Lồi: - Thông thường - Giới hạn b. Lõm: - Thông thường - Giới hạn |
10 000 6 500 4 500 3 000 |
4 500 3 000 3 000 2 000 |
2 000 1 400 1 500 1 000 |
1 200 800 1 000 700 |
700 450 700 450 |
400 250 400 250 |
200 100 200 100 |
8 |
Chiều dài đường cong đứng tối thiểu, (m) |
85 |
70 |
50 |
40 |
35 |
25 |
20 |
CHÚ THÍCH: (1) Bán kính đường cong nằm ghi trong Bảng chỉ áp dụng đối với các đoạn đường vòng, không áp dụng ở các nút giao nhau. (2) Tầm nhìn 2 xe đi ngược chiều (2 xe gặp nhau) lấy bằng 2 lần tầm nhìn dừng xe. (3) Đối với các nút giao đơn giản cho phép không bố trí siêu cao hoặc độ dốc siêu cao bằng độ dốc ngang mặt đường. (4) Tầm nhìn vượt xe không yêu cầu đối với đường cao tốc, đường có dải phân cách giữa, đường một chiều. (5) Độ dốc dọc lớn nhất ở các địa hình khó khăn (vùng núi) cho phép tăng lên 2 % so với quy định ghi trong Bảng đối với đường cấp khu vực, nội bộ và 1 % đối với đường cấp đô thị, đường liên khu vực. (6) Đối với các đường cải tạo nâng cấp dùng trị số trong ngoặc. (7) Bán kính đường cong nằm và đường cong đứng quy định 2 giá trị: bán kính giới hạn là bán kính nhỏ nhất và được dùng ở những địa hình khó khăn đặc biệt; bán kính thông thường là bán kính tối thiểu, khuyến cáo sử dụng trong trường hợp địa hình không quá phức tạp. Trong mọi trường hợp sử dụng bán kính càng lớn càng tốt. |
** Mặt cắt dọc đường phải phù hợp với quy hoạch thiết kế san nền theo yêu cầu thoát nước của đường và kiến trúc chung khu vực xây dựng hai bên đường đô thị.
** Đối với đường vùng núi, đường phố cải tạo, nếu có đủ căn cứ kỹ thuật thì cho phép tăng độ dốc lớn nhất ghi trong Bảng 1 thêm 10 ‰ đối với đường trục đô thị, 20 ‰ đối với đường gom và đường nội bộ khu đô thị. Độ dốc dọc đường trong hầm (trừ chiều dài hầm ngắn hơn 50 m) và đường lên cầu vượt không được lớn hơn 40 ‰.
Đối với đường có trắc dọc cho mỗi hướng xe chạy thì độ dốc lớn nhất của đoạn xuống dốc cho phép tăng 20 ‰ so với độ dốc dọc lớn nhất cho trong Bảng 1.
** Ở các đoạn đường cong bán kính từ 15 m đến 45 m thì độ dốc lớn nhất cho trong Bảng 1 phải giảm bớt độ dốc dọc theo trị số cho trong Bảng 2.
Bảng 2. Giảm độ dốc trên đường cong
Bán kính đường cong (m) |
> 30, ≤ 45 |
> 25 |
> 20 |
> 15 |
≤ 15 |
Giảm độ dốc dọc (‰) |
10 |
15 |
20 |
25 |
30 |
** Trên những tuyến đường có nhiều xe tải và xe đạp, độ dốc lớn nhất của đường cho phép là 40 ‰, trừ trường hợp cá biệt.
** Độ dốc dọc tối thiểu của đường có bố trí rãnh biên là 3 ‰. Trong trường hợp không đảm bảo được yêu cầu trên thì mặt cắt dọc xây dựng theo dạng răng cưa với độ dốc rãnh là 3 ‰ và phải bố trí giếng thu nước mưa ở nơi nước rãnh tập trung.
** Đường cong đứng được thiết kế ở những nơi đổi độ dốc trên mặt cắt dọc khi hiệu đại số hai độ dốc kề nhau phải bằng hoặc lớn hơn quy định sau đây: đối với tốc độ thiết kế VTK ≥ 60 km/h là 1 % và đối với VTK < 60km/h là 2 %. Dạng đường cong theo parabol bậc 2 hoặc đường cong tròn.
** Bán kính tối thiểu của đường cong đứng lấy theo Bảng 1; trường hợp đặc biệt khi có các căn cứ kinh tế - kỹ thuật, cho phép giảm bán kính tối thiểu xuống một cấp.
* Mặt cắt ngang đường đô thị
** Đường cao tốc
Các yếu tố của mặt cắt ngang đường cao tốc (số làn xe, chiều rộng làn xe, chiều rộng an toàn, chiều rộng đường) được quy định tại Bảng 3.
** Đường trục chính đô thị, đường chính đô thị và đường liên khu vực
- Chiều rộng làn xe, chiều rộng đường được quy định trong Bảng 3;
- Phải tách phần đường dùng cho trục giao thông chạy suốt đô thị và phần đường dùng cho giao thông nội bộ khu vực;
- Nếu phần đường dành cho giao thông có số làn xe ≥ 4 thì bố trí dải phân cách giữa để tách hai dòng xe ngược chiều, chiều rộng dải phân cách tối thiểu là 2 m. Trong trường hợp khó khăn cho phép sử dụng dải phân cách cứng hoặc rào chắn.
** Đường chính khu vực và đường khu vực
- Số làn xe, chiều rộng làn xe, chiều rộng đường được quy định ở Bảng 3;
- Trên đường cấp khu vực phải tách riêng phần đường dành cho xe cơ giới và phần đường dành cho xe đạp, xe thô sơ bằng vạch sơn liền hoặc dải phân cách hoặc rào chắn.
** Đường phân khu vực, nhóm nhà ở, xe đạp và đi bộ
Số làn xe, chiều rộng làn xe, chiều rộng đường được quy định tại Bảng 3.
** Đối với các đường phố cải tạo, chiều rộng của các cấp đường cho phép giảm xuống cho phù hợp với điều kiện hiện trạng cụ thể, nhưng phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
** Những quy định về các bộ phận của mặt cắt ngang đường đô thị
- Các quy định hình học cho trong Bảng 3 được áp dụng chủ yếu cho các đô thị loại lớn (loại đặc biệt và loại I, II). Đối với các đô thị loại vừa và nhỏ (III, IV, V) các trị số cho trong Bảng này được điều chỉnh cho phù hợp với quy mô dân số và đặc điểm của đô thị;
- Số làn xe thực tế của tuyến đường được xác định phụ thuộc vào lưu lượng xe tính toán N (xcqđ/h) của giờ cao điểm tính toán tương lai, khả năng thông hành tính toán cho 1 làn xe NTX và hệ số sử dụng khả năng thông xe Z (số làn xe n = N/ZNTX). Lưu lượng xe tính toán giờ cao điểm được xác định theo tài liệu đếm xe thực tế, nếu không có số liệu thực tế thì tính gần đúng bằng 0,10 - 0,15 lưu lượng xe ngày đêm.
Bảng 3. Quy định kích thước tối thiểu mặt cắt ngang đường đô thị
Cấp đường |
Loại đường |
Tốc độ thiết kế (km/h) |
Số làn xe 2 chiều |
Chiều rộng 1 làn xe (m) |
Chiều rộng dải an toàn (m) |
Chiều rộng đường min (m) |
Cấp đô thị (1) |
1. Đường cao tốc đô thị |
100 80 60 |
4 4 4 |
3,75 3,75 3,50 |
0,75 0,50 0,50 |
27,00 27,00 24,50 |
2. Đường trục chính đô thị |
100 80 60 |
4 4 4 |
3,75 3,75 3,50 |
0,75 0,50 0,50 |
30,00 30,00 26,00 |
|
3. Đường chính đô thị |
100 80 60 |
4 4 4 |
3,75 3,75 3,50 |
0,75 0,50 0,50 |
30,00 30,00 26,00 |
|
4. Đường liên khu vực |
80 60 |
4 4 |
3,75 3,50 |
0,50 0,50 |
30,00 26,00 |
|
Cấp khu vực |
5. Đường chính khu vực |
60 50 |
4 4 |
3,50 3,50 |
- - |
23,00 23,00 |
6. Đường khu vực |
50 40 |
2 2 |
3,5 3,5 |
- - |
16,00 16,00 |
|
Cấp nội bộ |
7. Đường phân khu vực |
40 |
2 |
3,50 |
- |
13,00 |
8. Đường nhóm nhà ở |
20, 30 |
2 |
3,00 |
- |
7,00 |
|
9. Đường xe đạp |
- |
2 |
1,50 |
- |
3,00 |
|
10. Đường đi bộ |
- |
2 |
0,75 |
- |
1,50 |
|
CHÚ THÍCH: (1) Cấp tốc độ thiết kế 60 km/h được sử dụng đối với địa hình vùng núi |
Bảng 4. Độ dốc ngang phần xe chạy
Loại mặt đường |
Độ dốc ngang phần xe chạy nhỏ nhất/lớn nhất (‰) |
|
Đường phố |
Quảng trường, bến xe |
|
Bê tông nhựa, bê tông ximăng Bê tông lắp ghép Các loại mặt đường nhựa khác Đá dăm, cấp phối |
15/25 20/30 20/30 25/35 |
15/25 15/25 20/30 - |
- Chiều rộng của đường cho trong Bảng 3 được phép tăng lên theo tính toán cụ thể khi trên đường có bố trí đường sắt đô thị, đường xe điện, đường ôtô buýt tốc hành, đường ôtô quá cảnh;
- Độ dốc ngang phần xe chạy được quy định tại Bảng 4;
- Chiều rộng hè phố lấy theo Bảng 5 phụ thuộc vào loại đường, cấp đường thiết kế;
- Trên các đoạn đường cong bán kính nhỏ hơn 250 m, phần xe chạy phải được mở rộng. Độ mở rộng và cách bố trí phần mở rộng trên đường cong tròn và đường cong nối tiếp phải tuân theo các quy định thiết kế đường ôtô hiện hành.