Đô thị hóa là gì? Tỷ lệ đô thị hóa của Việt Nam (Hình từ internet)
Có thể hiểu đô thị hóa là gì thông qua các đặc điểm:
- Sự tăng nhanh về số lượng và quy mô các điểm dân cư đô thị.
- Sự tập trung dân cư trong các thành phố, nhất là các thành phố lớn.
- Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.
**Tác động của đô thị hóa đến kinh tế - xã hội và môi trường như sau:
- Về mặt tích cực:
+ Đô thị hoá và phát triển đô thị trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
+ Tạo ra sự thay đổi sự phân bố dân cư, nguồn lao động dồi dào cho các khu vực đô thị.
+ Quá trình đô thị hóa làm cho lối sống của dân cư nông thôn nhích gần lối sống thành thị về nhiều mặt.
- Về mặt hạn chế:
+ Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa, công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị vẫn còn nhiều hạn chế.
Gây ra nhiều vấn đề xã hội như thiếu việc làm, tệ nạn xã hội, sụt giảm nguồn lao động nông thôn,… gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị, nông thôn
Ô nhiễm môi trường tại các đô thị lớn có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp, gây ra nhiều tác động tiêu cực.
Khả năng tiếp cận dịch vụ công và phúc lợi xã hội của người nghèo và lao động di cư tại đô thị còn thấp và nhiều bất cập. Năng lực quản lý và quản trị đô thị còn yếu, chậm được đổi mới.
Xem thêm: Tỷ lệ đô thị hóa là gì?
Tỷ lệ đô thị hoá xác định theo địa bàn có chức năng đô thị đã tăng từ 30,5% năm 2010 lên gần 40% năm 2020 và hiện nay tỷ lệ đô thị hóa khoảng 42%.
Theo Nghị quyết 06-NQ/TW năm 2022, đô thị hoá là tất yếu khách quan, là một động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững trong thời gian tới.
Do đó, mục tiêu đặt ra là tỷ lệ đô thị hoá đến năm 2025 đạt tối thiểu 45%, đến năm 2030 đạt trên 50%.
Tầm nhìn đến năm 2045: Tỷ lệ đô thị hoá thuộc nhóm trung bình cao của khu vực ASEAN và Châu Á.
Đề đạt được mục tiêu tỷ lệ đô thị hóa nêu trên thì một trong những nhiệm vụ được đặt ra tại Nghị quyết 06-NQ/TW là:
Hoàn thiện thể chế, chính sách tạo thuận lợi cho quá trình đô thị hoá, công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị bền vững.
Trong đó, cần xây dựng và chuẩn hoá các tiêu chuẩn, hệ thống chỉ tiêu, chỉ số về đô thị hoá và phát triển đô thị bền vững trên phạm vi cả nước và cho từng vùng, địa phương phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tiễn Việt Nam; nâng cao tiêu chuẩn phòng, chống thiên tai, cháy, nổ, sự cố môi trường, dịch bệnh, bảo vệ môi trường trong các công trình xây dựng đô thị, Hoàn thiện các quy định về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính đô thị phù hợp với đặc điểm vùng miền, các đô thị có tính đặc thù.
Sửa đổi, bổ sung quy định về phân loại đô thị bảo đảm tính tương thích, đồng bộ giữa quy hoạch tổng thể đơn vị hành chính và quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị.
Nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế, chính sách, tiêu chuẩn, quy chuẩn riêng cho xây dựng và lựa chọn mô hình phát triển đô thị bền vững, phù hợp cho từng vùng, miền, tại những địa bàn vùng đồi núi, cao nguyên, vùng có tính trọng yếu về quốc phòng, an ninh, các đô thị có nhiều di tích lịch sử, di sản văn hoá, cảnh quan thiên nhiên cần bảo tồn, gìn giữ. Khắc phục triệt để tình trạng nâng loại đô thị khi chưa đủ tiêu chí.
Ngoài ra, tại Nghị quyết 148/NQ-CP năm 2022, còn đặt ra nhiệm vụ tiếp tục thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đối với các khu vực nông thôn đô thị hóa.
Cụ thể là đầu tư xây dựng phát triển mới khoảng hơn 5.000 ha đất xây dựng đô thị, bao gồm các khu vực nông thôn đô thị hóa được công nhận đạt đô thị loại V.
Xem thêm nội dung tại Nghị quyết 06-NQ/TW và Nghị quyết 148/NQ-CP.