Có được dùng quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ không?

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Chuyên viên pháp lý Nguyễn Ngọc Quế Anh
17/11/2023 19:30 PM

Xin hỏi có được dùng quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ không? - Như Quỳnh (Bình Dương)

Có được dùng quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ không?

Có được dùng quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ không? (Hình từ internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Có được dùng quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ không?

Theo Điều 16 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên như sau:

Chủ thể có quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên theo quy định của pháp luật liên quan được dùng quyền khai thác khoáng sản; sản phẩm của rừng tự nhiên, trừ động vật; hải sản tự nhiên, bao gồm động vật và thực vật biển; tài nguyên nước, bao gồm nước mặt, nước biển và nước dưới đất, trừ nước thiên nhiên dùng cho nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp; yến sào thiên nhiên; quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên khác trị giá được bằng tiền để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Việc dùng quyền khai thác khoáng sản, quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên khác để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ quy định tại 16 Nghị định 21/2021/NĐ-CP phải phù hợp với quy định của pháp luật về khoáng sản, pháp luật về tài nguyên thiên nhiên khác.

Như vậy, theo quy định nêu trên, chủ thể có quyền quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên theo quy định của pháp luật để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

2. Có được bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng nhiều biện pháp bảo đảm không?

Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng nhiều biện pháp bảo đảm, bằng nhiều tài sản như sau: 

- Một nghĩa vụ có thể được bảo đảm thực hiện bằng nhiều biện pháp bảo đảm. Trường hợp nghĩa vụ này bị vi phạm mà bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm không có thỏa thuận về việc lựa chọn áp dụng biện pháp bảo đảm thì bên nhận bảo đảm lựa chọn biện pháp bảo đảm để áp dụng hoặc áp dụng tất cả các biện pháp bảo đảm.

- Một nghĩa vụ có thể được bảo đảm thực hiện bằng nhiều tài sản. Phạm vi bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của từng tài sản trong số các tài sản bảo đảm được xác định theo thỏa thuận của bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm. Trường hợp không có thỏa thuận thì bất kỳ tài sản nào trong số đó được dùng để bảo đảm thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.

Như vậy, một nghĩa vụ có thể được bảo đảm thực hiện bằng nhiều biện pháp bảo đảm.

3. Tài sản bảo đảm là quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên được xử lý dựa trên nguyên tắc gì?

Theo Điều 49 Nghị định 21/2021/NĐ-CP nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm là quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên cần bảo đảm:

- Việc xử lý tài sản bảo đảm phải được thực hiện đúng với thỏa thuận của các bên, quy định của Nghị định 21/2021/NĐ-CP và pháp luật liên quan.

Trường hợp tài sản bảo đảm là quyền khai thác khoáng sản, quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên khác thì việc xử lý tài sản bảo đảm phải phù hợp theo quy định của pháp luật về khoáng sản, pháp luật về tài nguyên thiên nhiên khác và pháp luật có liên quan.

- Bên nhận bảo đảm thực hiện việc xử lý tài sản bảo đảm trên cơ sở thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm thì không cần có văn bản ủy quyền hoặc văn bản đồng ý của bên bảo đảm.

- Trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định tài sản đang dùng để bảo đảm phải xử lý để bên bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác thì tài sản này được xử lý theo quy định đó.

- Việc bên nhận bảo đảm xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ không phải là hoạt động kinh doanh tài sản của bên nhận bảo đảm.

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 575

Bài viết về

lĩnh vực Hộ tịch – Cư trú – Quyền dân sự

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]