Danh sách thành viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII (Hình từ Internet)
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Theo Điều 1 Quy chế làm việc của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương năm 2016 thì Uỷ ban Kiểm tra Trung ương là cơ quan kiểm tra, giám sát chuyên trách của Ban Chấp hành Trung ương, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được quy định trong Điều lệ Đảng; tham mưu, giúp Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng.
Hiện nay, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII gồm có 24 thành viên, cụ thể:
1. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm
2. Đồng chí Trần Văn Rón, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Thường trực
3. Đồng chí Trần Tiến Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm
4. Đồng chí Hoàng Văn Trà, Phó Chủ nhiệm
5. Đồng chí Nghiêm Phú Cường, Phó Chủ nhiệm
6. Đồng chí Nguyễn Minh Quang, Phó Chủ nhiệm
7. Đồng chí Trần Thị Hiền, Phó Chủ nhiệm
8. Đồng chí Hoàng Trọng Hưng, Phó Chủ nhiệm
9. Đồng chí Nguyễn Văn Quyết, Phó Chủ nhiệm
10. Đồng chí Nguyễn Văn Nhân, Ủy viên
11. Đồng chí Vũ Khắc Hùng, Ủy viên
12. Đồng chí Nguyễn Quốc Hiệp, Ủy viên
13. Đồng chí Cao Văn Thống, Ủy viên
14. Đồng chí Võ Thái Nguyên, Ủy viên
15. Đồng chí Hồ Minh Chiến, Ủy viên
16. Đồng chí Nguyễn Văn Hội, Ủy viên
17. Đồng chí Tô Duy Nghĩa, Ủy viên
18. Đồng chí Phạm Đức Tiến, Ủy viên
19. Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên
20. Đồng chí Đinh Hữu Thành, Ủy viên
21. Đồng chí Lê Văn Thành, Ủy viên
22. Đồng chí Đào Thế Hoằng, Ủy viên
23. Lê Nguyễn Nam Ninh, Ủy viên
24. Đồng chí Thiếu tướng Vũ Hồng Văn, Ủy viên
Theo Điều 3 Quy chế làm việc của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương năm 2016, thành viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương có các trách nhiệm và quyền hạn như sau:
- Được Uỷ ban Kiểm tra Trung ương phân công phụ trách một hoặc một số lĩnh vực, địa bàn; chịu trách nhiệm chính trước Uỷ ban về hoạt động công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng thuộc phạm vi phụ trách theo đúng quy định của Điều lệ Đảng, Quy chế làm việc của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Quy định về chế độ làm việc của cơ quan Uỷ ban Kiểm tra Trung ương.
- Tham gia xây dựng phương hướng, nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch công tác của Uỷ ban; trực tiếp tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ do Uỷ ban Kiểm tra Trung ương phân công; tham gia các đoàn kiểm tra do Bộ Chính trị, Ban Bí thư hoặc Uỷ ban Kiểm tra Trung ương quyết định thành lập.
- Nghiên cứu, đề xuất các chủ trương, biện pháp về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng; chủ động nắm tình hình, phát hiện, đề xuất biện pháp giải quyết những vấn đề quan trọng thuộc phạm vi phụ trách; theo dõi tình hình chấp hành Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Quy chế làm việc của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương để báo cáo Uỷ ban Kiểm tra Trung ương.
- Được cung cấp thông tin theo quy định chung của Trung ương; dự đầy đủ các kỳ họp của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương; thảo luận, biểu quyết và cùng với Uỷ ban chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về các quyết định đó.
- Các thành viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương không phải là Uỷ viên Trung ương được dự các hội nghị Ban Chấp hành Trung ương, trừ những hội nghị Ban Chấp hành Trung ương cần họp riêng.
Thường trực Uỷ ban Kiểm tra Trung ương phân công thành viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương dự các cuộc họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư bàn về công tác kiểm tra, giám sát công tác xây dựng Đảng và các công việc khác có liên quan đến công tác kiểm tra, giám sát khi được mời.
- Giữ mối liên hệ với cấp uỷ, uỷ ban kiểm tra, các tổ chức đảng trong phạm vi phụ trách. Phối hợp chặt chẽ với các thành viên khác của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương trong việc thực hiện các nhiệm vụ được Uỷ ban phân công. Giúp Uỷ ban trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng chương trình, kế hoạch công tác, củng cố tổ chức, nhận xét, đánh giá cán bộ của đơn vị trong cơ quan Uỷ ban Kiểm tra Trung ương được Uỷ ban phân công phụ trách. Góp phần tích cực xây dựng chi bộ nơi mình sinh hoạt trong sạch, vững mạnh.