Thủ tục ly hôn đơn phương năm 2024: Hồ sơ thế nào, nộp đơn ở đâu? (Hình từ internet)
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Hồ sơ ly hôn đơn phương năm 2024 bao gồm:
- Đơn xin ly hôn đơn phương (Xem thêm mẫu đơn xin ly hôn đơn phương và cách viết TẠI ĐÂY) (khoản 1 Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015).
- Tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm (khoản 1 Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015).
- Bản chính giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;
- Một trong các loại giấy tờ có giá trị chứng minh thông tin về cư trú bao gồm:
+ Thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân;
+ Giấy xác nhận thông tin về cư trú; (Xem thêm: Cách xin giấy xác nhận thông tin về cư trú)
+ Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
- Bản sao CMND/CCCD của cả vợ và chồng;
- Những giấy tờ chứng minh tài sản chung của vợ chồng (nếu có tài sản chung cần chia);
- Bản sao giấy khai sinh của con (nếu có con).
- Nếu không có yếu tố nước ngoài:
+ Nộp đơn tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú, nơi làm việc của người muốn ly hôn trong trường hợp hai bên thỏa thuận.
+ Nộp đơn tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú, làm việc của người còn lại trong trường hợp hai bên không có thỏa thuận.
(điểm a khoản 1, điểm b khoản 2, khoản 3 Điều 35; điểm a, b khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015)
- Nếu có yếu tố nước ngoài:
+ Nộp đơn tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi cư trú, nơi làm việc của người muốn ly hôn trong trường hợp hai bên thỏa thuận.
+ Nộp đơn tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi cư trú, làm việc của người còn lại trong trường hợp hai bên không có thỏa thuận.
(điểm a, b khoản 1 Điều 37, khoản 3 Điều 35; điểm a, b khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015)
Lưu ý: Đối với trường hợp ly hôn giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam thì nộp đơn tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam. (Khoản 4 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015)
Trường hợp vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây:
- Hòa giải tại Tòa án không thành;
- Có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
Lưu ý một số trường hợp đặc biệt:
- Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
- Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn của cha, mẹ, người thân thích khác của người bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.
(Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)