Yêu cầu kỹ thuật đối với muối iod theo QCVN 9-1:2011/BYT (Hình từ Internet)
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Theo QCVN 9-1:2011/BYT thì muối iod phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật được quy định dưới đây:
STT |
Tên chỉ tiêu |
Giới hạn |
1 |
Hàm lượng NaCl, tính theo khối lượng chất khô (không kể các phụ gia thực phẩm) |
Không được thấp hơn 97,0% |
2 |
Iod |
Không được thấp hơn 20,0 (mg/kg) và không được quá 40,0 (mg/kg) |
3 |
Hàm lượng chất không tan trong nước |
Không được quá 0,3 % (tính theo khối lượng chất khô) |
4 |
Arsen, tính theo As |
Không được quá 0,5 mg/kg |
5 |
Đồng, tính theo Cu |
Không được quá 2,0 mg/kg |
6 |
Chì, tính theo Pb |
Không được quá 2,0 mg/kg |
7 |
Cadmi, tính theo Cd |
Không được quá 0,5 mg/kg |
8 |
Thủy ngân, tính theo Hg |
Không được quá 0,1 mg/kg |
Theo QCVN 9-1:2011/BYT thì Iod bổ sung vào muối ăn chỉ được sử dụng dạng kali iodat, phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đối với kali iodat được quy định trong QCVN 3-6:2011/BYT về các chất được sử dụng để bổ sung iod vào thực phẩm.
Theo QCVN 9-1:2011/BYT thì các yêu cầu kỹ thuật trong quy chuẩn kỹ thuật này có thể được thử theo các phương pháp dưới đây hoặc có thể thử theo các phương pháp khác có giá trị tương đương:
- Hàm lượng NaCl: thử theo phương pháp AOAC 925.57 “Constituents in salt”.
- Hàm lượng iot: thử theo TCVN 6341:1998 “Muối iot - Phương pháp xác định hàm lượng iot” hoặc phương pháp AOAC 925.56 “Iodine in iodized salt”.
- Hàm lượng chất không tan trong nước: theo TCVN 3973-84 “Muối ăn”.
- Hàm lượng Arsen: thử theo phương pháp ECSS/SC 311-1982 “Xác định hàm lượng arsen – phương pháp trắc quang sử dụng thuốc thử bạc diethyldithiocarbamat”.
- Hàm lượng Đồng: thử theo phương pháp ECSS/SC 144-1977 “Xác định hàm lượng đồng – phương pháp trắc quang sử dụng thuốc thử kẽm dibensyldithiocarbamat”.
- Hàm lượng Chì: thử theo phương pháp ECSS/SC 313-1982 “Xác định tổng hàm lượng chì - phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa”.
- Hàm lượng Cadmi: thử theo phương pháp ECSS/SC 314-1982 “Xác định tổng hàm lượng cadmi - phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa”.
- Hàm lượng thủy ngân: thử theo phương pháp ECSS/SC 312-1982 “Xác định tổng hàm lượng thủy ngân - phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử hóa hơi lạnh”.
Quy định về quản lý với muối iod theo QCVN 9-1:2011/BYT như sau:
* Ghi nhãn
- Việc ghi nhãn muối iod thực hiện theo các quy định hiện hành của pháp luật.
- Ngoài ra trên nhãn sản phẩm phải ghi dòng chữ bằng tiếng Việt Nam: “Muối ăn bổ sung iod”.
* Công bố hợp quy
- Các sản phẩm muối iod phải được công bố phù hợp với các quy định tại QCVN 9-1:2011/BYT.
- Phương thức, trình tự, thủ tục công bố hợp quy được thực hiện theo Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy theo Thông tư 28/2012/TT-BKHCN và các quy định của pháp luật.
* Kiểm tra đối với muối iod
Việc kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn đối với muối iod phải được thực hiện theo các quy định của pháp luật.
Theo QCVN 9-1:2011/BYT thì trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất muối iod như sau:
- Tổ chức, cá nhân sản xuất muối iod chỉ được phép sử dụng kali iodat để bổ sung vào muối ăn theo quy định của QCVN 9-1:2011/BYT.
- Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh muối iod phải công bố hợp quy phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật tại QCVN 9-1:2011/BYT, đăng ký bản công bố hợp quy tại Cục An toàn vệ sinh thực phẩm và bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn theo đúng nội dung đã công bố.
- Tổ chức, cá nhân chỉ được nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng muối iod sau khi hoàn tất đăng ký bản công bố hợp quy và bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn, ghi nhãn phù hợp với quy định của QCVN 9-1:2011/BYT và các quy định của pháp luật.