Đáp án kỳ 4 Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam năm 2024 (Hình từ internet)
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Kỳ 4 Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam năm 2024 bắt đầu từ 0h00’ ngày 15/4/2024 đến 24h00’ ngày 28/4/2024. Dưới đây là đáp án tham khảo kỳ 4 Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam năm 2024:
Câu hỏi số 1: Huyện đảo Trường Sa trực thuộc quyền quản lý hành chính của tỉnh, thành phố nào? A. Thành phố Đà Nẵng B. Quảng Nam C. Phú Yên D. Khánh Hòa Câu hỏi số 2: Trong các đảo của nước ta, đảo nào có mật độ dân số cao nhất? A. Bạch Long Vĩ B. Lý Sơn C. Thổ Chu D. Cát Bà Câu hỏi số 3: Đảo Cát Bà của nước ta thuộc tỉnh, thành phố nào? A. Thanh Hóa B. Thành phố Hải Phòng C. Nam Định D. Quảng Ninh Câu hỏi số 4: Bạn hãy cho biết “Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam” được tổ chức vào thời gian nào? A. Tháng 6 B. Tháng 4 C. Tháng 2 D. Tháng 5 Câu hỏi số 5: Bạn hãy cho biết El-Nino là gì? A. Để chỉ sự dâng lên đột ngột của nước biển B. Để chỉ sự biến đổi đột ngột của khí hậu trong một khoảng thời gian nhất định C. Để chỉ sự nóng lên toàn cầu sự tương tác giữa khí quyển Trái đất và bức xạ từ Mặt trời đến D. Là tên gọi của một hiện tượng tự nhiên, để chỉ sự nóng lên bất thường của lớp nước bề mặt ở vùng trung tâm xích đạo và phía Đông Thái Bình Dương Câu hỏi số 6: Loài cây nào sau đây xuất hiện nhiều trong các bài thơ, bài hát về Trường Sa: A. Cây Phượng B. Cây Liễu C. Cây Bàng vuông D. Cây Phi lao Câu hỏi số 7: Trong các đảo của Việt nam, đảo nào gần xích đạo nhất? A. Hòn Khoai B. Hòn Đá Lẻ C. Hòn Đồi Mồi D. Hòn Sao Câu hỏi số 8: Vịnh biển nào của nước ta được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới? Vịnh đó được công nhận vào ngày, tháng, năm nào? A. Vịnh Cam Ranh thuộc tỉnh Khánh Hòa. Công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới: Ngày 17/10/1994 B. Vịnh Xuân Đài thuộc tỉnh Phú Yên. Công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới: Ngày 17/10/1995 C. Vịnh Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh. Công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới: Ngày 17/12/1994 D. Vịnh Lăng Cô thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới: Ngày 17/12/1995 Câu hỏi số 9: Huyện đảo Hoàng Sa trực thuộc quyền quản lý hành chính của tỉnh, thành phố nào? A. Cà Mau B. Bà Rịa - Vũng Tàu C. Thành phố Đà Nẵng D. Kiên Giang |
Lưu ý: Người dự thi có thể tham khảo và nghiên cứu để tìm ra đáp án tại các tài liệu sau đây:
- Chủ trương, quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về biển, đảo và nguyên tắc giải quyết tranh chấp trên biển.
- Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XII) về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
- Công ước của Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
- Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC).
- Vai trò, vị trí và tiềm năng của biển, đảo Việt Nam.
- Chủ quyền và quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam trên Biển Đông.
- Những thành tựu xây dựng và phát triển các lĩnh vực liên quan đến biển, đảo Việt Nam.
* Tài liệu tham khảo: Người tham gia Cuộc thi sử dụng tài liệu chính thống của các cơ quan Đảng, Nhà nước, các ban, bộ, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, địa phương, cơ quan, đơn vị.
>> Xem tại đây.
Theo Trang Thông tin điện tử Tỉnh ủy Hòa Bình, Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam năm 2024 triển khai từ ngày 04/3/2024 đến ngày 28/4/2024, chia làm 04 kỳ, mỗi kỳ 02 tuần:
- Kỳ 1: Bắt đầu từ 8h00’ ngày 04/3/2024 đến 24h00’ ngày 17/3/2024.
- Kỳ 2: Bắt đầu từ 0h00’ ngày 18/3/2024 đến 24h00’ ngày 31/3/2024.
- Kỳ 3: Bắt đầu từ 0h00’ ngày 01/4/2024 đến 24h00’ ngày 14/4/2024.
- Kỳ 4: Bắt đầu từ 0h00’ ngày 15/4/2024 đến 24h00’ ngày 28/4/2024.
(1) Đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên biển bao gồm:
- Các giàn khoan trên biển cùng toàn bộ các bộ phận phụ thuộc khác đảm bảo hoạt động bình thường và liên tục của các giàn khoan hoặc các thiết bị chuyên dùng để thăm dò, khai thác và sử dụng biển;
- Các loại báo hiệu hàng hải;
- Các thiết bị, công trình khác được lắp đặt và sử dụng ở biển.
(2) Nhà nước có quyền tài phán đối với các đảo nhân tạo và thiết bị, công trình trên biển trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, bao gồm cả quyền tài phán theo các quy định của pháp luật về hải quan, thuế, y tế, an ninh và xuất nhập cảnh.
(3) Các đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên biển và các bộ phận kèm theo hoặc phụ thuộc có vành đai an toàn 500 mét tính từ điểm nhô ra xa nhất của đảo, thiết bị, công trình hoặc các bộ phận đó, nhưng không có lãnh hải và các vùng biển riêng.
(4) Không xây dựng đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên biển cũng như không thiết lập vành đai an toàn xung quanh đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên biển ở nơi có nguy cơ gây trở ngại cho việc sử dụng các đường hàng hải đã được thừa nhận là thiết yếu cho hàng hải quốc tế.
(5) Khi hết hạn sử dụng, thiết bị, công trình trên biển phải được tháo dỡ khỏi vùng biển Việt Nam, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cho phép. Đối với phần còn lại của thiết bị, công trình trên biển chưa kịp tháo dỡ hoàn toàn vì lý do kỹ thuật hoặc được phép gia hạn thì phải thông báo rõ vị trí, kích thước, hình dạng, độ sâu và phải đặt các tín hiệu, báo hiệu hàng hải và nguy hiểm thích hợp.
(6) Thông tin liên quan tới việc thiết lập đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên biển, việc thiết lập vành đai an toàn xung quanh và việc tháo dỡ một phần hay toàn bộ thiết bị, công trình trên biển phải được cung cấp chậm nhất trước 15 ngày trước ngày bắt đầu thiết lập hoặc tháo dỡ đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên biển cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và được thông báo rộng rãi trong nước và quốc tế.
(Điều 24 Luật Biển Việt Nam 2012)