Danh mục những ngành nghề xã hội cần nhưng khó tuyển sinh theo Thông tư 37/2017

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Chuyên viên pháp lý Nguyễn Ngọc Quế Anh
14/05/2024 12:30 PM

Xin cho tôi hỏi hiện nay những ngành nghề nào xã hội cần nhưng khó tuyển sinh? - Yến Linh (Bình Phước)

Danh mục những ngành nghề xã hội cần nhưng khó tuyển sinh theo Thông tư 37/2017 (Hình từ internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau: 

1. Danh mục những ngành nghề xã hội cần nhưng khó tuyển sinh theo Thông tư 37/2017

Danh mục ngành nghề đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu được ban hành kèm theo Thông tư 37/2017/TT-BLĐTBXH như sau: 

Mã cấp I - Trình độ đào tạo: 01 chữ số

Mã cấp II - Lĩnh vực đào tạo: 03 chữ số

Mã cấp III - Nhóm ngành, nghề: 05 chữ số

Mã cấp IV - Tên ngành, nghề: 07 chữ số

Tên gọi

Tên gọi

5

Trình độ trung cấp

6

Trình độ cao đẳng

521

Nghệ thuật

621

Nghệ thuật

52101

Mỹ thuật

62101

Mỹ thuật

5210101

Kỹ thuật điêu khắc gỗ

6210101

Kỹ thuật điêu khắc gỗ

5210102

Điêu khắc

   

52102

Nghệ thuật trình diễn

62102

Nghệ thuật trình diễn

5210201

Nghệ thuật biểu diễn ca kịch Huế

   

5210202

Nghệ thuật biểu diễn dân ca

   

5210203

Nghệ thuật biểu diễn chèo

   

5210204

Nghệ thuật biểu diễn tuồng

   

5210205

Nghệ thuật biểu diễn cải lương

   

5210207

Nghệ thuật biểu diễn múa dân gian dân tộc

   

5210209

Nghệ thuật biểu diễn dân ca quan họ

   
   

6210213

Diễn viên múa

   

6210214

Biên đạo múa

5210216

Biểu diễn nhạc cụ truyền thống

   

5210218

Đờn ca nhạc tài tử Nam Bộ

   

5210219

Nhạc công kịch hát dân tộc

   

5210220

Nhạc công truyền thống Huế

   

52104

Mỹ thuật ứng dụng

62104

Mỹ thuật ứng dụng

5210412

Kỹ thuật sơn mài và khảm trai

6210412

Kỹ thuật sơn mài và khảm trai

551

Công nghệ kỹ thuật

651

Công nghệ kỹ thuật

55102

Công nghệ kỹ thuật cơ khí

65102

Công nghệ kỹ thuật cơ khí

5510204

Công nghệ kỹ thuật đóng mới thân tàu biển

6510204

Công nghệ kỹ thuật đóng mới thân tàu biển

55105

Công nghệ sản xuất

65105

Công nghệ sản xuất

5510503

Công nghệ sản xuất sản phẩm từ cao su

6510503

Công nghệ sản xuất sản phẩm từ cao su

5510538

Chế biến mủ cao su

6510538

Chế biến mủ cao su

   

65109

Công nghệ kỹ thuật địa chất, địa vật lý và trắc địa

   

6510901

Công nghệ kỹ thuật địa chất

55110

Công nghệ kỹ thuật mỏ

65110

Công nghệ kỹ thuật mỏ

5511004

Kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò

6511004

Kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò

5511005

Kỹ thuật khai thác mỏ lộ thiên

   
   

6511009

Khoan đào đường hầm

552

Kỹ thuật

652

Kỹ thuật

55201

Kỹ thuật cơ khí và cơ kỹ thuật

65201

Kỹ thuật cơ khí và cơ kỹ thuật

5520107

Gia công và lắp dựng kết cấu thép

6520107

Gia công và lắp dựng kết cấu thép

5520124

Rèn, dập

   

5520129

Sửa chữa, vận hành tàu cuốc

   

5520186

Vận hành máy đóng cọc và khoan cọc nhồi

   

55203

Kỹ thuật hóa học, vật liệu, luyện kim và môi trường

65203

Kỹ thuật hóa học, vật liệu, luyện kim và môi trường

5520309

Xử lý nước thải công nghiệp

6520309

Xử lý nước thải công nghiệp

5520312

Cấp, thoát nước

6520312

Cấp, thoát nước

558

Kiến trúc và xây dựng

   

55802

Xây dựng

   

5580203

Xây dựng cầu đường

   

5580207

Cốp pha - giàn giáo

   

5580208

Cốt thép - hàn

   

5580209

Nề - Hoàn thiện

   

562

Nông, lâm nghiệp và thủy sản

662

Nông, lâm nghiệp và thủy sản

56202

Lâm nghiệp

66202

Lâm nghiệp

5620208

Kiểm lâm

6620208

Kiểm lâm

56203

Thủy sản

66203

Thủy sản

5620312

Kiểm ngư

6620312

Kiểm ngư

585

Môi trường và bảo vệ môi trường

685

Môi trường và bảo vệ môi trường

58501

Quản lý tài nguyên và môi trường

68501

Quản lý tài nguyên và môi trường

5850105

Bảo vệ môi trường công nghiệp

6850105

Bảo vệ môi trường công nghiệp

5850110

Xử lý rác thải

6850110

Xử lý rác thải

2. Những ngành nghề xã hội cần nhưng khó tuyển sinh có được miễn học phí không?

Theo Điều 15 Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định đối tượng được miễn học phí bao gồm:

(1) Các đối tượng theo quy định tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 2020 nếu đang theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

(2) Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên khuyết tật.

(3) Trẻ em học mẫu giáo và học sinh dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng và người từ 16 tuổi đến 22 tuổi đang học phổ thông, giáo dục đại học văn bằng thứ nhất thuộc đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP.

(4) Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà (trong trường hợp ở với ông bà) thuộc diện hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

(5) Trẻ em mầm non 05 tuổi ở thôn/bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

(6) Trẻ em mầm non 05 tuổi không thuộc đối tượng quy định tại khoản 5 Điều này được miễn học phí từ năm học 2024 - 2025 (được hưởng từ ngày 01/9/2024).

(7) Trẻ em mầm non và học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông là con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 27/2016/NĐ-CP.

(8) Học sinh trung học cơ sở ở thôn/bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền được miễn học phí từ năm học 2022 - 2023.

(9) Học sinh trung học cơ sở không thuộc đối tượng quy định tại khoản (8) được miễn học phí từ năm học 2025 - 2026 (được hưởng từ ngày 01/9/2025).

(10) Học sinh, sinh viên hệ cử tuyển (kể cả học sinh cử tuyển học nghề nội trú với thời gian đào tạo từ 3 tháng trở lên) theo quy định của Chính phủ về chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

(11) Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học, khoa dự bị đại học.

(12) Học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học người dân tộc thiểu số có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà (trong trường hợp ở với ông bà) thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

(13) Sinh viên học chuyên ngành Mác-Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh.

(14) Học sinh, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh học một trong các chuyên ngành Lao, Phong, Tâm thần, Giám định pháp Y, Pháp y tâm thần và Giải phẫu bệnh tại các cơ sở đào tạo nhân lực y tế công lập theo chỉ tiêu đặt hàng của Nhà nước.

(15) Học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 57/2017/NĐ-CP.

(16) Người học thuộc các đối tượng của các chương trình, đề án được miễn học phí theo quy định của Chính phủ.

(17) Người tốt nghiệp trung học cơ sở học tiếp lên trình độ trung cấp.

(18) Người học các trình độ trung cấp, cao đẳng, đối với các ngành, nghề khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.

(19) Người học các ngành, nghề chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014. Các ngành, nghề chuyên môn đặc thù do Thủ tướng Chính phủ quy định.

Như vậy, theo quy định nêu trên, đối tượng là người học các trình độ trung cấp, cao đẳng, đối với các ngành, nghề khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu sẽ được miễn học phí.

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 382

Bài viết về

lĩnh vực Giáo dục

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]