Thủ tục đề nghị chấp thuận Phương án phát hành trái phiếu đặc biệt trong các tổ chức tín dụng Việt Nam

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
29/05/2024 14:15 PM

Thủ tục đề nghị chấp thuận Phương án phát hành trái phiếu đặc biệt trong các tổ chức tín dụng Việt Nam là nội dung được quy định tại Thông tư 19/2013/TT-NHNN ngày 06/9/2013.

Thủ tục đề nghị chấp thuận Phương án phát hành trái phiếu đặc biệt  trong các tổ chức tín dụng Việt Nam

Thủ tục đề nghị chấp thuận Phương án phát hành trái phiếu đặc biệt  trong các tổ chức tín dụng Việt Nam (Hình ảnh từ Internet)

1. Phương án phát hành trái phiếu đặc biệt

Theo Điều 12 Thông tư 19/2013/TT-NHNN (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 2 Thông tư 03/2024/TT-NHNN) quy định về phương án phát hành trái phiếu đặc biệt như sau:

- Phương án phát hành trái phiếu đặc biệt là một tập hợp các phân tích, đánh giá, đề xuất về việc phát hành trái phiếu đặc biệt của Công ty Quản lý tài sản.

- Phương án phát hành trái phiếu đặc biệt bao gồm các nội dung sau đây:

+ Dự kiến khối lượng, giá trị, đối tượng nợ xấu cần mua và tổ chức tín dụng Việt Nam bán nợ;

+ Dự kiến nhu cầu, lộ trình phát hành trái phiếu đặc biệt;

+ Đề xuất về cơ cấu thời hạn của trái phiếu đặc biệt;

+ Đánh giá năng lực của Công ty Quản lý tài sản về việc mua, quản lý và xử lý nợ xấu;

+ Nội dung khác theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.

2. Thủ tục đề nghị chấp thuận Phương án phát hành trái phiếu đặc biệt  trong các tổ chức tín dụng Việt Nam

Theo Điều 13 Thông tư 19/2013/TT-NHNN (sửa đổi tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 03/2024/TT-NHNN) quy định về thủ tục đề nghị chấp thuận Phương án phát hành trái phiếu đặc biệt  trong các tổ chức tín dụng Việt Nam như sau:

- Công ty Quản lý tài sản lập 01 bộ hồ sơ đề nghị chấp thuận Phương án phát hành trái phiếu đặc biệt gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng). Hồ sơ bao gồm:

+ Văn bản đề nghị chấp thuận Phương án phát hành trái phiếu đặc biệt do người đại diện hợp pháp của Công ty Quản lý tài sản ký;

+ Nghị quyết của Hội đồng thành viên của Công ty Quản lý tài sản thông qua Phương án phát hành trái phiếu đặc biệt kèm theo Phương án phát hành trái phiếu đặc biệt theo quy định tại Điều 12 Thông tư 19/2013/TT-NHNN.

- Trước ngày 15/12 hằng năm, Công ty Quản lý tài sản lập hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 19/2013/TT-NHNN đề nghị Ngân hàng Nhà nước chấp thuận Phương án phát hành trái phiếu đặc biệt của năm sau trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 13 Thông tư 19/2013/TT-NHNN.

- Thời điểm lập hồ sơ đề nghị chấp thuận Phương án phát hành trái phiếu đặc biệt trong năm 2013 của Công ty Quản lý tài sản do Hội đồng thành viên của Công ty Quản lý tài sản quyết định.

- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị chấp thuận Phương án phát hành trái phiếu đặc biệt theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 19/2013/TT-NHNN, Ngân hàng Nhà nước xem xét, có văn bản gửi Công ty Quản lý tài sản về việc chấp thuận hoặc không chấp thuận Phương án phát hành trái phiếu đặc biệt. Trong trường hợp không chấp thuận, văn bản gửi Công ty Quản lý tài sản phải nêu rõ lý do.

- Căn cứ Phương án phát hành trái phiếu đặc biệt được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận, năng lực của Công ty Quản lý tài sản và yêu cầu xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng Việt Nam, Công ty Quản lý tài sản quyết định phát hành trái phiếu đặc biệt để mua nợ xấu của tổ chức tín dụng Việt Nam.

- Căn cứ mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ, yêu cầu thực hiện cơ cấu lại các tổ chức tín dụng Việt Nam, mục tiêu xử lý nợ xấu trong từng thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước xem xét sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ Phương án phát hành trái phiếu đặc biệt đã được chấp thuận khi cần thiết.

Tô Quốc Trình

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 317

Bài viết về

lĩnh vực Doanh nghiệp

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]