Chế độ với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an thuộc lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy (Hình từ Internet)
Theo Điều 32 Nghị định 83/2017/NĐ-CP thì chế độ, chính sách đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, học viên, công nhân Công an thuộc lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ như sau:
Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, học viên, công nhân Công an thuộc lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ ngoài việc được hưởng chế độ, chính sách theo quy định đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Cảnh sát nhân dân còn được hưởng các chế độ định lượng ăn cao, bồi dưỡng khi tập luyện, khi cứu nạn, cứu hộ; được hưởng các chế độ, chính sách như đối với người làm các ngành, nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại theo quy định của pháp luật.
Quy định về trang bị, quản lý và sử dụng phương tiện, thiết bị cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy theo Điều 29 Nghị định 83/2017/NĐ-CP như sau:
- Trang bị phương tiện, thiết bị cứu nạn, cứu hộ:
+ Lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được trang bị phương tiện, thiết bị, dụng cụ cứu nạn, cứu hộ và trang phục chuyên dùng phục vụ yêu cầu, nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ;
+ Phương tiện, thiết bị, dụng cụ cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành, cơ sở do cơ quan, tổ chức, cơ sở trang bị phù hợp với tính chất, đặc điểm hoạt động, sản xuất, kinh doanh và yêu cầu của công tác cứu nạn, cứu hộ tại cơ quan, tổ chức, cơ sở;
+ Phương tiện, thiết bị, dụng cụ cứu nạn, cứu hộ của lực lượng dân phòng do Ủy ban nhân dân cấp xã trang bị phù hợp với tính chất, đặc điểm về địa lý, sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt và yêu cầu của công tác cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn quản lý.
- Phương tiện chuyên dùng và phương tiện khác phục vụ cho công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy phải được quản lý, bảo quản, vận chuyển, sử dụng theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Công an.
- Phương tiện chuyên dùng cho công tác cứu nạn, cứu hộ được nghiên cứu, sản xuất trong nước hay nhập khẩu phải bảo đảm chất lượng và phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và điều kiện của Việt Nam.
Nhiệm vụ, quyền hạn cứu nạn, cứu hộ của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo Điều 24 Nghị định 83/2017/NĐ-CP như sau:
* Ở cấp trung ương:
- Giúp Bộ trưởng Bộ Công an thực hiện quản lý nhà nước về cứu nạn, cứu hộ theo thẩm quyền;
- Tham mưu, đề xuất các chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng ngừa sự cố, tai nạn và cứu nạn, cứu hộ;
- Chỉ đạo lực lượng phòng cháy và chữa cháy thực hiện các biện pháp, giải pháp về phòng ngừa và tổ chức cứu nạn, cứu hộ;
- Chỉ đạo, chỉ huy công tác cứu nạn, cứu hộ đối với trường hợp cần huy động người, phương tiện của lực lượng phòng cháy và chữa cháy nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tham gia;
- Hướng dẫn công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức và các biện pháp, kỹ năng cứu nạn, cứu hộ; xây dựng phong trào toàn dân tham gia cứu nạn, cứu hộ; lập và tổ chức thực tập, diễn tập phương án cứu nạn, cứu hộ;
- Tổ chức bồi dưỡng, huấn luyện, tổ chức lực lượng, thực hiện chế độ chính sách về cứu nạn, cứu hộ đối với lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; hướng dẫn về pháp luật, chuyên môn nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy và Công an các cấp;
- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện hợp tác quốc tế về cứu nạn, cứu hộ;
- Thực hiện công tác thống kê về sự cố, tai nạn và cứu nạn, cứu hộ;
- Sơ kết, tổng kết, tổ chức nghiên cứu, phổ biến và ứng dụng khoa học, công nghệ trong công tác cứu nạn, cứu hộ.
* Ở cấp tỉnh:
- Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện quản lý nhà nước về cứu nạn, cứu hộ theo thẩm quyền;
- Tham mưu, đề xuất các chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng ngừa sự cố, tai nạn và cứu nạn, cứu hộ;
- Chỉ đạo lực lượng phòng cháy và chữa cháy thuộc quyền thực hiện các biện pháp, giải pháp về phòng ngừa và tổ chức cứu nạn, cứu hộ;
- Chỉ đạo, chỉ huy công tác cứu nạn, cứu hộ đối với trường hợp cần huy động người, phương tiện của lực lượng phòng cháy và chữa cháy nhiêu huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tham gia (gọi chung là cấp huyện);
- Là đầu mối tiếp nhận và xử lý thông tin về các sự cố, tai nạn cần cứu nạn, cứu hộ; thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ đối với các sự cố, tai nạn xảy ra trên địa bàn và ngoài địa bàn khi được huy động;
- Hướng dẫn công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức và các biện pháp, kỹ năng cứu nạn, cứu hộ; xây dựng phong trào toàn dân tham gia cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn;
- Tổ chức bồi dưỡng, huấn luyện, tổ chức lực lượng, thực hiện chế độ chính sách về cứu nạn, cứu hộ đối với lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc quyền; hướng dẫn về pháp luật, chuyên môn nghiệp vụ về phòng ngừa sự cố, tai nạn và cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy thuộc phạm vi quản lý và Công an cấp huyện; lập và tổ chức thực tập, diễn tập phương án cứu nạn, cứu hộ;
- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện công tác thống kê về sự cố, tai nạn và cứu nạn, cứu hộ;
- Sơ kết, tổng kết, tổ chức nghiên cứu, phổ biến và ứng dụng khoa học, công nghệ trong công tác cứu nạn, cứu hộ;
- Thực hiện hỗ trợ quốc tế về cứu nạn, cứu hộ khi có yêu cầu.
* Ở cấp huyện:
- Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện quản lý nhà nước về cứu nạn, cứu hộ theo thẩm quyền;
- Tham mưu, đề xuất các chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng ngừa sự cố, tai nạn và cứu nạn, cứu hộ;
- Chỉ đạo lực lượng phòng cháy và chữa cháy thuộc quyền thực hiện các biện pháp, giải pháp về phòng ngừa và tổ chức cứu nạn, cứu hộ;
- Chỉ đạo, chỉ huy công tác cứu nạn, cứu hộ đối với trường hợp cần huy động người, phương tiện của lực lượng phòng cháy và chữa cháy cấp xã;
- Là đầu mối tiếp nhận và xử lý thông tin về các sự cố, tai nạn cần cứu nạn, cứu hộ; thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ đối với các sự cố, tai nạn xảy ra trên địa bàn và ngoài địa bàn khi được huy động;
- Hướng dẫn công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức và các biện pháp, kỹ năng cứu nạn, cứu hộ; xây dựng phong trào toàn dân tham gia cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn;
- Tổ chức bồi dưỡng, huấn luyện, tổ chức lực lượng, thực hiện chế độ chính sách về cứu nạn, cứu hộ; hướng dẫn về pháp luật, chuyên môn nghiệp vụ về phòng ngừa sự cố, tai nạn và cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy thuộc phạm vi quản lý và Công an cấp xã; lập và tổ chức thực tập, diễn tập phương án cứu nạn, cứu hộ;
- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện công tác thống kê về sự cố, tai nạn và cứu nạn, cứu hộ;
- Sơ kết, tổng kết về công tác cứu nạn, cứu hộ.