Hướng dẫn thanh toán bảo hiểm y tế về tỷ lệ hao hụt vị thuốc tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
22/10/2024 16:15 PM

Bài viết sau có nội dung về thanh toán bảo hiểm y tế về tỷ lệ hao hụt vị thuốc tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được quy định trong Thông tư 43/2017/TT-BYT.

Hướng dẫn thanh toán bảo hiểm y tế về tỷ lệ hao hụt vị thuốc tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Hướng dẫn thanh toán bảo hiểm y tế về tỷ lệ hao hụt vị thuốc tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (Hình từ Internet)

1. Hướng dẫn thanh toán bảo hiểm y tế về tỷ lệ hao hụt vị thuốc tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 43/2017/TT-BYT thì việc thanh toán bảo hiểm y tế về tỷ lệ hao hụt vị thuốc tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện như sau:

- Tỷ lệ hao hụt tối đa của các vị thuốc trong chế biến, bảo quản và cân chia quy định tại Điều 4 Thông tư 43/2017/TT-BYT làm căn cứ cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền tính toán giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và thanh toán bảo hiểm y tế.

- Trong quá trình mua vị thuốc về cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, hóa đơn mua vị thuốc phải thể hiện rõ tình trạng chế biến vị thuốc: ở dạng chưa chế biến, đã sơ chế hoặc đã chế biến để làm căn cứ tính toán và áp dụng danh mục tỷ lệ hao hụt cho phù hợp với thực tế.

- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh lập danh mục vị thuốc y học cổ truyền theo mẫu tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư 05/2015/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục thuốc đông y, thuốc từ dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế và gửi cơ quan bảo hiểm y tế, đồng thời cung cấp các tài liệu liên quan đến việc ghi chép theo dõi công tác chế biến vị thuốc của năm trước liền kề (Phụ lục 2- Sổ theo dõi công tác chế biến vị thuốc y học cổ truyền ban hành kèm theo Thông tư 05/2014/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc sử dụng dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh) để xây dựng danh mục vị thuốc trong chế biến, bào chế tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

- Căn cứ vào tình trạng dược liệu khi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mua (chưa sơ chế, đã sơ chế, đã phức chế) và yêu cầu sử dụng đối với dược liệu (sơ chế, phức chế), cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xây dựng tỷ lệ hao hụt của vị thuốc sau chế biến theo số liệu hồ sơ của các lô, mẻ chế biến tại đơn vị.

- Cơ quan bảo hiểm xã hội căn cứ vào phương pháp chế biến, quy trình chế biến dược liệu, vị thuốc, tài liệu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã cung cấp để thanh toán tỷ lệ hao hụt theo thực tế trong chế biến nhưng không cao hơn tỷ lệ hao hụt tối đã quy định tại Thông tư 43/2017/TT-BYT.

- Thanh toán chi phí hao hụt vị thuốc trong thanh toán bảo hiểm y tế: căn cứ giá mua của vị thuốc theo quy định tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (hóa đơn mua dược liệu phải thể hiện rõ tình trạng dược liệu khi mua), tỷ lệ hao hụt của các vị thuốc trong quá trình chế biến thực tế, tỷ lệ hao hụt trong bảo quản và cân chia, được xác định theo công thức sau:

 

Trong đó:

+ P1: Giá mua của vị thuốc.

+ P2: Giá vị thuốc bao gồm chi phí hao hụt trong thanh toán bảo hiểm y tế.

+ H1: Tỷ lệ hao hụt thực tế trong quá trình chế biến tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

+ H2: Tỷ lệ hao hụt trong quá trình bảo quản, cân chia theo quy định tại Thông tư 43/2017/TT-BYT.

2. Hướng dẫn cung ứng, chế biến, bào chế và sử dụng thuốc cổ truyền trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Việc cung ứng, chế biến, bào chế và sử dụng thuốc cổ truyền trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được quy định cụ thể tại Điều 70 Luật Dược 2016 như sau:

- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền được chế biến, bào chế, cân (bốc) thuốc cổ truyền theo bài thuốc, đơn thuốc để sử dụng và bán lẻ theo đơn tại chính cơ sở đó.

- Thuốc cổ truyền do bệnh viện có chức năng khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền tuyến tỉnh trở lên chế biến, bào chế được bán cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền khác trong cùng địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để điều trị cho bệnh nhân tại cơ sở đó.

- Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có chế biến, bào chế thuốc cổ truyền phải chịu trách nhiệm về chất lượng, an toàn, hiệu quả của các loại thuốc do chính cơ sở chế biến, bào chế.

- Bộ trưởng Bộ Y tế quy định điều kiện chế biến, bào chế và quản lý thuốc cổ truyền quy định tại Điều 70 Luật Dược 2016.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 252

Bài viết về

lĩnh vực Y tế

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]