1. Điều kiện bảo đảm ATTP trong sản xuất, kinh doanhTừ ngày 03/02, chính thức áp dụng các điều kiện bảo đảm ATTP đối với:
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh bia – Thông tư
53/2014/TT-BCT .
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh sữa chế biến – Thông tư
54/2014/TT-BCT .
Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh dầu thực vật áp dụng Thông tư
59/2014/TT-BCT từ 06/02.
Các nội dung về địa điểm sản xuất, bố trí, thiết kế nhà xưởng, hệ thống thông gió, hệ thống xử lý chất thải, dụng cụ, trang thiết bị sản xuất, kinh doanh…được quy định cụ thể tại các Thông tư này.
2. Điều kiện thức ăn chăn nuôi được phép lưu hànhBộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành Thông tư
50/2014/TT-BNNPTNT sửa đổi Thông tư
66/2011/TT-BNNPTNT hướng dẫn Nghị định
08/2010/NĐ-CP về quản lý thức ăn chăn nuôi.
Theo đó, thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Nếu chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì phải công bố tiêu chuẩn áp dụng và có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng.
- Nếu đã có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: ngoài đáp ứng điều kiện trên, phải hoàn thiện công bố hợp quy.
- Phải có kết quả khảo nghiệm trên vật nuôi (thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh do Hội đồng cấp cơ sở đánh giá, thức ăn chăn nuôi mới do Hội đồng khoa học chuyên ngành được Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi thành lập đánh giá).
Thông tư này có hiệu lực kể từ 07/02/2015.
3. Lệ phí cấp GCN đăng ký hoạt động bán hàng đa cấpTừ 10/02, doanh nghiệp bán hàng đa cấp khi nộp hồ sơ đề nghị cấp mới, sửa đổi, bổ sung và gia hạn GCN đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp phải nộp các khoản sau:
- Phí thẩm định cấp mới, gia hạn GCN là 05 triệu đồng/01 lần;
- Phí thẩm định sửa đổi, bổ sung GCN là 03 triệu đồng/01 lần;
- Lệ phí cấp mới, gia hạn GCN là 400.000 đồng/01 GCN;
- Lệ phí sửa đổi, bổ sung, cấp lại GCN là 200.000 đồng/01 GCN.
Doanh nghiệp có thể nộp các khoản trên bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.
Nội dung trên được đề cập tại Thông tư
197/2014/TT-BTC .
4. Hướng dẫn quản lý ATTP cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uốngKể từ 15/02, Thông tư
47/2014/TT-BYT hướng dẫn quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống bắt đầu có hiệu lực. Theo đó:
- Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục cấp, cấp đổi, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP (Giấy chứng nhận).
- Tùy thuộc vào quy mô kinh doanh mà Chi cục An toàn thực phẩm cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân (hoặc cơ quan có thẩm quyền) cấp huyện là cơ quan cấp Giấy chứng nhận.
- Đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống không có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì việc phân cấp quản lý được thực hiện như sau:
+ Trên 200 suất ăn/lần phục vụ: Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm cấp tỉnh.
+ Từ 50 – 200 suất ăn/lần phục vụ: Ủy ban nhân dân (hoặc cơ quan có thẩm quyền) cấp huyện.
+ Dưới 50 suất ăn/lần phục vụ, kinh doanh thức ăn đường phố: Trạm y tế cấp xã.
5. Tiêu chuẩn giảng viên đào tạo nghiệp vụ thẩm định giáNgày 23/12/2014, Bộ Tài Chính ban hành Thông tư
204/2014/TT-BTC quy định về đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá.
Theo đó, giảng viên đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
- Có trình độ đại học, sau đại học chuyên ngành phù hợp với chuyên đề giảng dạy;
- Có thời gian công tác từ 5 năm trở lên trong việc nghiên cứu, giảng dạy chuyên ngành thẩm định giá hoặc làm công tác quản lý nhà nước đối với các chuyên ngành phù hợp theo quy định tại Thông tư này.
Đối với giảng viên bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về thẩm định giá ngoài việc phải đáp ứng các tiêu chuẩn nêu trên còn phải là thẩm định viên về giá có ít nhất 7 năm kinh nghiệm hành nghề.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/02/2015 và thay thế Quyết định
87/2008/QĐ-BTC .
6. Cách tính giá thành cá Tra nguyên liệuTừ 15/02, việc xác định giá thành cá Tra nguyên liệu thực hiện theo Thông tư
198/2014/TT-BTC. Theo đó, phương pháp tính giá thành cá Tra nguyên liệu như sau:
Z = TC : W
Trong đó:
- Z là Giá thành sản xuất một kg cá Tra;
- TC là Tổng chi phí sản xuất thực tế cá Tra nguyên liệu trên một ha mặt nước;
- W là Năng suất thực tế thu hoạch cá Tra nguyên liệu.
Giá thành bình quân cá Tra nguyên liệu để làm cơ sở xác định giá sàn cá Tra nguyên liệu được tính bằng trung bình cộng giá thành cá Tra nguyên liệu của các tỉnh.
7. Trình tự giải quyết hồ sơ đăng ký dấu nghiệp vụThông tư
01/2015/TT-BCT quy định thủ tục đăng ký dấu nghiệp vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại do Bộ Công Thương ban hành có hiệu lực từ 27/02/2015.
Theo đó, trình tự giải quyết hồ sơ đăng ký dấu nghiệp vụ như sau:
- Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận bộ hồ sơ, cơ quan đăng ký dấu nghiệp vụ có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho thương nhân yêu cầu bổ sung hồ sơ trong trường hợp chưa đầy đủ;
- Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận bộ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký dấu nghiệp vụ có trách nhiệm đăng ký dấu nghiệp vụ vào Sổ đăng ký dấu nghiệp vụ và thông báo đến thương nhân bằng văn bản.
Thông tư này thay thế Thông tư
06/2006/TT-BTM .