Theo đó ban hành Hướng dẫn triển khai mô hình chăm sóc dinh dưỡng 1000 ngày đầu đời được triển khai trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.
Mô hình “Chăm sóc dinh dưỡng 1000 ngày đầu đời” được thực hiện gồm 9 bước.
Trong đó, nội dung triển khai mô hình như sau:
Dựa vào tài liệu chuyên môn, các cán bộ được phân công tại xã thực hiện các hoạt động của mô hình, bao gồm:
- Tư vấn, hướng dẫn chăm sóc dinh dưỡng trong 1000 ngày đầu đời lồng ghép trong chăm sóc trước sinh tại trạm y tế xã và tại cộng đồng:
+ Tổ chức các buổi tư vấn (cá nhân và nhóm) tại Trạm Y tế theo đúng quy trình đã được tập huấn
+ Tổ chức các buổi sinh hoạt nhóm Nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại thôn/bản (được lựa chọn) theo đúng quy trình đã được tập huấn kết hợp hướng dẫn trình diễn thức ăn cho trẻ dựa trên các sản phẩm/thực phẩm tại địa phương
- Tổ chức khám sàng lọc và cân đo, đánh giá tình trạng dinh dưỡng, đánh giá chế độ ăn của:
+ Bà mẹ mang thai 3 lần/thai kỳ/người (có thể lồng ghép vào khám thai)
+ Trẻ em dưới 2 tuổi 3 tháng/lần/trẻ (có thể lồng ghép vào khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em)
- Bổ sung vi chất cho phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú, trẻ em dưới 2 tuổi.
Và để thực hiện mô hình Chăm sóc dinh dưỡng 1000 ngày đầu đời tại Vùng đồng bào DTTS và MN sẽ cần nguồn nhân lực từ:
Viện Dinh dưỡng;
Cán bộ tỉnh, huyện (Sở Y tế, TTKSBT, TTYT Huyện);
Ủy ban nhân dân xã;
Cán bộ Trạm Y tế xã;
Cán bộ y tế thôn bản/cộng tác viên dinh dưỡng;
Cán bộ phụ nữ, trưởng thôn/bản;
Các gia đình có phụ nữ có thai và trẻ em dưới 2 tuổi;
Xem nội dung chi tiết tại Quyết định 2869/QĐ-BYT có hiệu lực từ ngày 13/7/2023.