Trong đó, bổ sung nội dung quy định về quỹ tín dụng nhân dân có nguy cơ mất khả năng chỉ trả, mất khả năng chỉ trả như sau:
(i) Quỹ tín dụng nhân dân có nguy cơ mất khả năng chi trả khi thiểu hụt Tài sản "Có" có thể thanh toán ngay ở mức 20% trở lên tại thời điểm tính toán tỷ lệ khả năng chỉ trà dẫn đến không duy trì được tỷ lệ khả năng chỉ trả theo quy định tại Thông tư 32/2015/TT-NHNN trong thời gian 30 ngày liên tục.
(ii) Quỹ tín dụng nhân dân mất khả năng chỉ trả khi không có khả năng thực hiện thanh toán nghĩa vụ nợ trong thời gian 01 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.
(iii) Khi có nguy cơ mất khả năng chỉ trá, mất khả năng chỉ trá, Quỹ tín dụng nhân dân phải kịp thời báo cáo với Ngân hàng Nhà nước chỉ nhánh tỉnh, thành phố và thông báo cho Ngân hàng Hợp tác xã chỉ nhành về thực trạng, nguyên nhân, các biện pháp đã áp dụng, các biện pháp dự kiến áp dụng để khắc phục và các đề xuất, kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước chỉ nhánh tỉnh, thành phố (nếu có).
Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước
(i) Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Vụ, Cục thuộc Ngân hàng Nhà nước trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xử lý khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Thông tư 32/2015.
(ii) Ngân hàng Nhà nước chỉ nhánh tỉnh, thành phố có trách nhiệm:
- Quyết định việc quỹ tín dụng nhân dân phải duy trì các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 32/2015.
- Thanh tra, giám sát, xử lý đối với các hành vi vi phạm của quỹ tín dụng nhân dân trên địa bản trong việc thực hiện các quy định tại Thông tư 32/2015.
- Hướng dẫn các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn trong việc thực hiện các quy định tại Thông tư 32/2015.
- Tiếp nhận quy định nội bộ của quỹ tín dụng nhân dân theo quy định tại Thông tư 32/2015.
Xem thêm chi tiết tại Thông tư 13/2024/TT-NHNN có hiệu lực kể từ ngày 12/8/2024.