03 Mẫu báo cáo thu chi lập khi kết thúc đợt vận động quyên góp đối với Quỹ từ thiện không có tổ chức kế toán riêng?
- 03 Mẫu báo cáo thu chi lập khi kết thúc đợt vận động quyên góp đối với Quỹ từ thiện không có tổ chức kế toán riêng?
- Hướng dẫn lập 03 Mẫu báo cáo thu chi lập khi kết thúc đợt vận động quyên góp đối với Quỹ từ thiện không có tổ chức kế toán riêng?
- Nguyên tắc, yêu cầu thực hiện kế toán đối với hoạt động xã hội, từ thiện được quy định như thế nào?
03 Mẫu báo cáo thu chi lập khi kết thúc đợt vận động quyên góp đối với Quỹ từ thiện không có tổ chức kế toán riêng?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 41/2022/TT-BTC về lập báo cáo và công khai số liệu đối với tổ chức, cơ quan, đơn vị không tổ chức kế toán riêng cho các hoạt động xã hội, từ thiện:
Lập báo cáo và công khai số liệu
1. Hàng năm hoặc kết thúc đợt vận động đơn vị phải lập báo cáo thu, chi đối với hoạt động xã hội, từ thiện theo mẫu quy định tại Phụ lục số 02 (kèm theo Thông tư này) và gửi cho các đơn vị có liên quan theo quy định của Nghị định số 93/2021/NĐ-CP ngày 27/10/2021 của Chính phủ về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo và các văn bản có liên quan (nếu có).
...
Đồng thời, căn cứ tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư 41/2022/TT-BTC thì 03 Mẫu báo cáo thu chi lập khi kết thúc đợt vận động quyên góp đối với Quỹ từ thiện không có tổ chức kế toán riêng, cụ thể như sau:
STT | Tên biểu báo cáo | Ký hiệu mẫu biểu |
1 | Báo cáo quyết toán thu, chi nguồn tài trợ bằng tiền | B05/XH-TT |
2 | Báo cáo quyết toán hiện vật tài trợ | B06/XH-TT |
3 | Báo cáo chi tiết nhận và sử dụng nguồn tài trợ | B07/XH-TT |
Tải về 03 Mẫu báo cáo thu chi lập khi kết thúc đợt vận động quyên góp đối với Quỹ từ thiện không có tổ chức kế toán riêng
03 Mẫu báo cáo thu chi lập khi kết thúc đợt vận động quyên góp đối với Quỹ từ thiện không có tổ chức kế toán riêng? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn lập 03 Mẫu báo cáo thu chi lập khi kết thúc đợt vận động quyên góp đối với Quỹ từ thiện không có tổ chức kế toán riêng?
Hướng dẫn lập 03 Mẫu báo cáo thu chi lập khi kết thúc đợt vận động quyên góp đối với Quỹ từ thiện không có tổ chức kế toán riêng cụ thể như sau:
A. Báo cáo quyết toán thu, chi nguồn tài trợ bằng tiền - Mẫu số B05/XH-TT Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư 41/2022/TT-BTC:
a) Chỉ tiêu cột:
- Cột A, B: Số thứ tự và tên các chỉ tiêu báo cáo.
- Cột 1: Số liệu trong đợt vận động, bao gồm: tổng số tiền thu được; tổng số tiền đã chi để mua hiện vật mang đi hỗ trợ; tổng số đã tài trợ bằng tiền cho các địa chỉ xã hội, từ thiện; số chênh lệch thu, chi tại thời điểm kết thúc đợt vận động và xử lý số dư còn lại.
h) Chỉ tiêu dòng:
(1) Tổng số tiền thu được: Là tổng số tiền nhận được từ các nhà tài trợ bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và nhận từ nguồn khác trong đợt vận động.
(2) Tổng số đã chi để mua hiện vật mang đi hỗ trợ: Là tổng số tiền đơn vị chi ra để mua hiện vật nhằm mang đi tài trợ cho các địa chỉ xã hội, từ thiện trong đợt vận động.
(3) Tổng số đã tài trợ bằng tiền cho các địa chỉ xã hội, từ thiện: Là tổng số chi tài trợ của đơn vị cho các địa chỉ nhận hỗ trợ bằng tiền trong đợt vận động.
(4) Số chênh lệch thu, chi tại thời điểm kết thúc đợt vận động: Là số chênh lệch giữa tổng số tiền thu được và tổng số tiền đơn vị đã chi ra (gồm tổng số đã chi mua hiện vật và tổng số đã chi cho các địa chỉ nhận hỗ trợ của đơn vị) tại thời điểm kết thúc đợt vận động, bao gồm số chênh lệch tiền Việt Nam, ngoại tệ.
(5) Xử lý số dư còn lại: là số liệu liên quan đến xử lý số dư còn lại sau đợt vận động theo quy định.
B. Báo cáo quyết toán hiện vật tài trợ - Mẫu số B06/XH-TT Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư 41/2022/TT-BTC:
a) Chỉ tiêu cột:
- Cột A, B, C: Số thứ tự, tên hàng và đơn vị tính.
- Cột 1: Số liệu trong đợt vận động, bao gồm: tổng số hàng đơn vị đã nhận tài trợ; tổng số hàng mua để mang đi hỗ trợ; số đã sử dụng để hỗ trợ cho các địa chỉ xã hội, từ thiện; số bị hư hỏng, quá hạn,... không sử dụng được và số dư hàng còn lại chưa sử dụng khi đã kết thúc đợt vận động.
b) Chỉ tiêu dòng:
(1) Tổng số hàng đã nhận tài trợ: Là tổng số hàng đơn vị nhận tài trợ chung và nhận tài trợ có địa chỉ trong đợt vận động.
(2) Tổng số hàng mua để mang đi hỗ trợ: Là tổng số hàng đơn vị mua để mang đi hỗ trợ cho các địa chỉ xã hội, từ thiện trong đợt vận động.
(3) Số đã sử dụng để hỗ trợ cho các địa chỉ xã hội, từ thiện: Là số hiện vật đơn vị đã hỗ trợ cho các địa chỉ xã hội, từ thiện trong đợt vận động.
(4) Số bị hư hỏng, quá hạn,... không sử dụng được: là số hiện vật dùng cho hoạt động hỗ trợ các địa chỉ xã hội từ thiện của đơn vị trong đợt vận động bị hư hỏng, quá hạn,.... không sử dụng được.
(5) Số dư hàng còn lại chưa sử dụng khi đã kết thúc đợt vận động: Là số chênh lệch giữa tổng số hàng đơn vị đã nhận tài trợ trong đợt vận động cộng với (+) tổng số hàng đơn vị mua để tài trợ trừ đi (-) số hàng đơn vị đã sử dụng để hỗ trợ cho các địa chỉ xã hội từ thiện trong đợt vận động trừ đi (-) số hàng đơn vị nhận tài trợ bị hư hỏng, quá hạn, ... không sử dụng được trong đợt vận động.
C. Báo cáo chi tiết nhận và sử dụng nguồn tài trợ - Mẫu số B07/XH-TT Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư 41/2022/TT-BTC:
3.1. Chi tiết số nhận được tài trợ
3.1.1. Chi tiết nhận tài trợ bằng tiền từ nhà tài trợ
a) Chỉ tiêu cột:
- Cột Số thứ tự và tên nhà tài trợ.
- Cột tài trợ bằng VND: số tiền nhận tài trợ bằng Việt Nam Đồng.
- Cột tài trợ bằng ngoại tệ (nguyên tệ): số tiền nhận tài trợ bằng ngoại tệ (chi tiết theo từng cột từng đồng nguyên tệ).
b) Chỉ tiêu dòng:
- Chi tiết tên các tổ chức, cá nhân có số tiền tài trợ lớn và 1 dòng tổng cộng đối với các nhà tài trợ nhỏ, lẻ. Việc xác định nhà tài trợ lớn hay nhỏ lẻ tùy thuộc vào quy mô của đợt vận động, số lượng các nhà tài trợ và yếu tố khác có liên quan, do đơn vị tự quyết định đảm bảo phù hợp và minh bạch.
- Tổng cộng số đã nhận: tổng số tiền nhận tài trợ theo từng cột, bao gồm số tiền bằng Việt Nam Đồng và bằng ngoại tệ (nguyên tệ), trong đó chi tiết số ngoại tệ đã bán thu tiền.
3.1.2. Chi tiết nhận tài trợ bằng hiện vật từ nhà tài trợ
a) Chỉ tiêu cột:
- Cột Số thứ tự và tên nhà tài trợ.
- Cột loại hiện vật, đơn vị tính, số lượng: Ghi thông tin tương ứng theo từng loại hiện vật nhận từ nhà tài trợ.
- Cột thành tiền: số tiền khi bán hiện vật nhận hỗ trợ (vàng,....).
b) Chỉ tiêu dòng:
- Hiện vật sử dụng hỗ trợ trực tiếp: Chi tiết tên các tổ chức, cá nhân có số hiện vật tài trợ lớn và 1 dòng tổng cộng đối với các nhà tài trợ nhỏ, lẻ.
- Hiện vật bán thu tiền để hỗ trợ: Chi tiết tên các tổ chức, cá nhân tài trợ hiện vật bán thu tiền như vàng bạc, đá quý,... đơn vị phải mang bán đồ có tiền hỗ trợ các địa chỉ xã hội, từ thiện.
3.2. Chi tiết số đã phân phối
a) Chỉ tiêu cột:
- Cột số thứ tự, tên người nhận hỗ trợ và địa chỉ của người nhận hỗ trợ.
- Cột hình thức hỗ trợ: Ghi số lượng đã hỗ trợ theo từng người nhận hỗ trợ bằng tiền, hiện vật, xây dựng sửa chữa,… hoặc hình thức khác.
b) Chỉ tiêu dòng:
Chi tiết tên các cá nhân được nhận hỗ trợ bằng tiền, hiện vật, xây dựng, sửa chữa,... và tổng cộng số tiền đã hỗ trợ.
Nguyên tắc, yêu cầu thực hiện kế toán đối với hoạt động xã hội, từ thiện được quy định như thế nào?
Nguyên tắc, yêu cầu thực hiện kế toán đối với hoạt động xã hội, từ thiện được quy định tại Điều 3 Thông tư 41/2022/TT-BTC, cụ thể như sau:
(1) Nguyên tắc
Tất cả các tổ chức, cơ quan, đơn vị, cá nhân có các hoạt động liên quan đến vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện để thực hiện các hoạt động xã hội, từ thiện đều phải mở sổ để ghi chép đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập báo cáo và minh bạch thông tin theo quy định của Thông tư này và pháp luật có liên quan.
(2) Yêu cầu
- Các tổ chức, cơ quan, đơn vị có các hoạt động xã hội, từ thiện có tổ chức kế toán riêng đối với các hoạt động vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện phải thực hiện mở sổ kế toán ghi chép, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập báo cáo tài chính đầy đủ, minh bạch theo quy định của Thông tư này.
- Các tổ chức, cơ quan, đơn vị thực hiện các hoạt động xã hội, từ thiện kiêm nhiệm, không tổ chức kế toán riêng để hạch toán các hoạt động vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện phải hạch toán trên cùng hệ thống sổ kế toán của đơn vị, theo chế độ kế toán mà đơn vị đang áp dụng.
Đơn vị phải mở sổ chi tiết để theo dõi riêng cho các hoạt động này, đảm bảo quản lý, sử dụng đúng mục đích.
Hàng năm hoặc định kỳ phải lập báo cáo thu, chi đối với hoạt động xã hội, từ thiện của đơn vị theo quy định tại Thông tư này; thực hiện công khai số liệu theo quy định của pháp luật, đồng thời phải thuyết minh riêng số liệu các hoạt động xã hội, từ thiện trên báo cáo tài chính chung của đơn vị rõ ràng và minh bạch.
- Các cá nhân có các hoạt động xã hội, từ thiện có trách nhiệm mở sổ ghi chép đầy đủ thông tin về kết quả tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện phải thực hiện theo quy định của Thông tư này; đồng thời lập báo cáo và công khai tình hình tiếp nhận và phân phối và sử dụng nguồn đóng góp theo quy định của pháp luật.
Phan Thanh Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quỹ từ thiện có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?
- Sự ra đời của Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc? Thời gian tổ chức Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 18 11?