Chi phí quản lý của quỹ từ thiện đến cuối năm không sử dụng hết có được phép chuyển sang năm sau hay không?
Chi phí quản lý của quỹ từ thiện đến cuối năm không sử dụng hết có được phép chuyển sang năm sau hay không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 37 Nghị định 93/2019/NĐ-CP về chi hoạt động quản lý quỹ
Chi hoạt động quản lý quỹ
...
2. Định mức chi hoạt động quản lý quỹ:
a) Hội đồng quản lý quỹ quy định cụ thể tỷ lệ chi cho hoạt động quản lý quỹ, không quá 5% tổng thu hàng năm của quỹ (không bao gồm các khoản: Tài trợ bằng hiện vật, tài trợ của Nhà nước để thực hiện các dịch vụ công, đề tài nghiên cứu khoa học, các chương trình mục tiêu, đề án do Nhà nước đặt hàng và các khoản tài trợ có số tiền, địa chỉ của người nhận);
b) Trường hợp nhu cầu chi thực tế cho hoạt động quản lý quỹ vượt quá 5% tổng thu hàng năm của quỹ thì Hội đồng quản lý quỹ quy định mức chi nhưng tối đa không vượt quá 10% tổng thu hàng năm của quỹ;
c) Trường hợp chi phí quản lý của quỹ đến cuối năm không sử dụng hết được chuyển sang năm sau tiếp tục sử dụng theo quy định.
Như vậy trong trường hợp chi phí quản lý của quỹ từ thiện đến cuối năm không sử dụng hết thì được phép chuyển sang năm sau tiếp tục sử dụng theo quy định.
Ngoài ra, nội dung chi hoạt động quản lý quỹ từ thiện bao gồm:
- Chi tiền lương và các khoản phụ cấp cho bộ máy quản lý quỹ;
- Chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và các khoản đóng góp theo quy định;
- Chi thuê trụ sở làm việc (nếu có);
- Chi mua sắm, sửa chữa vật tư văn phòng, tài sản phục vụ hoạt động của quỹ;
- Chi thanh toán dịch vụ công cộng phục vụ hoạt động của quỹ;
- Chi các khoản công tác phí phát sinh đi làm các nhiệm vụ vận động, tiếp nhận, vận chuyển, phân phối tiền, hàng cứu trợ;
- Chi cho các hoạt động liên quan đến việc thực hiện các nhiệm vụ chung trong quá trình vận động, tiếp nhận, vận chuyển, phân phối tiền, hàng cứu trợ (tiền thuê kho, bến bãi; chi phí đóng thùng, vận chuyển hàng hóa; chi phí chuyển tiền; chi phí liên quan đến phân bổ tiền, hàng cứu trợ);
- Các khoản chi khác có liên quan đến hoạt động của quỹ.
Chi phí quản lý của quỹ từ thiện đến cuối năm không sử dụng hết có được phép chuyển sang năm sau hay không? (Hình từ Internet)
Đối tượng phải chịu trách nhiệm quản lý tài sản của quỹ từ thiện?
Căn cứ tại Điều 28 Nghị định 93/2019/NĐ-CP về giám đốc quỹ từ thiện:
Giám đốc quỹ
1. Giám đốc quỹ do Hội đồng quản lý quỹ bổ nhiệm trong số thành viên Hội đồng hoặc thuê người khác làm Giám đốc quỹ.
2. Giám đốc quỹ là người điều hành công việc hằng ngày của quỹ, chịu sự giám sát của Hội đồng quản lý quỹ, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản lý quỹ và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Nhiệm kỳ của Giám đốc quỹ không quá 05 năm, có thể được bổ nhiệm lại.
3. Giám đốc quỹ có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Điều hành và quản lý các hoạt động của quỹ, chấp hành các định mức chi tiêu của quỹ theo đúng nghị quyết của Hội đồng quản lý, điều lệ quỹ và các quy định của pháp luật;
b) Ban hành các văn bản thuộc trách nhiệm điều hành của Giám đốc và chịu trách nhiệm về các quyết định của mình;
c) Báo cáo định kỳ về tình hình hoạt động của quỹ với Hội đồng quản lý quỹ và cơ quan có thẩm quyền;
d) Chịu trách nhiệm quản lý tài sản của quỹ theo điều lệ quỹ và các quy định của pháp luật về quản lý tài chính, tài sản;
đ) Đề nghị Chủ tịch Hội đồng quản lý quỹ bổ nhiệm Phó Giám đốc và lãnh đạo các đơn vị trực thuộc;
e) Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của điều lệ quỹ và quyết định của Hội đồng quản lý quỹ.
Như vậy, giám đốc quỹ từ thiện là đối tượng phải chịu trách nhiệm quản lý tài sản của quỹ từ thiện theo điều lệ quỹ và các quy định của pháp luật về quản lý tài chính, tài sản.
Có được sử dụng quỹ từ thiện để gửi tiết kiệm không?
Căn cứ tại Điều 36 Nghị định 93/2019/NĐ-CP sử dụng quỹ:
Sử dụng quỹ
...
3. Việc tiếp nhận, sử dụng viện trợ từ tổ chức phi chính phủ nước ngoài thực hiện theo quy định của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài và các văn bản liên quan.
4. Chi thực hiện các dịch vụ công, đề tài nghiên cứu khoa học, các chương trình mục tiêu, đề án do Nhà nước đặt hàng hoặc các nhiệm vụ khác do cơ quan nhà nước giao.
5. Chi cho hoạt động quản lý quỹ.
6. Mua trái phiếu Chính phủ, gửi tiết kiệm đối với tiền nhàn rỗi của quỹ (không bao gồm kinh phí ngân sách nhà nước cấp, nếu có).
7. Chi thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụ hoặc các hoạt động khác.
Như vậy, theo quy định thì được phép sử dụng quỹ từ thiện để gửi tiết kiệm đối với tiền nhàn rỗi của quỹ (không bao gồm kinh phí ngân sách nhà nước cấp, nếu có).
Phan Thanh Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quỹ từ thiện có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?