Bác sĩ lập hồ sơ bệnh án không đúng người bệnh thực tế bị xử phạt bao nhiêu? Hồ sơ bệnh án bao gồm những thông tin gì?
Hồ sơ bệnh án bao gồm những thông tin gì?
Theo Điều 2 Luật Khám chữa bệnh 2023 quy định về giải thích thuật ngữ như sau:
Giải thích từ ngữ:
...
17. Hồ sơ bệnh án là tập hợp dữ liệu, bao gồm thông tin cá nhân, kết quả khám bệnh, kết quả cận lâm sàng, kết quả thăm dò chức năng, quá trình chẩn đoán, điều trị, chăm sóc và những thông tin khác có liên quan trong quá trình chữa bệnh của người bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Như vậy, hồ sơ bệnh án bao gồm:
- Thông tin cá nhân;
- Kết quả khám bệnh;
- Kết quả cận lâm sàng;
- Kết quả thăm dò chức năng;
- Quá trình chẩn đoán, điều trị, chăm sóc;
- Những thông tin khác có liên quan trong quá trình chữa bệnh của người bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Bác sĩ lập hồ sơ bệnh án không đúng người bệnh thực tế bị xử phạt như thế nào? (hình từ internet)
Bác sĩ lập hồ sơ bệnh án không đúng người bệnh thực tế bị xử phạt như thế nào?
Theo Điều 85 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về lập hồ sơ bệnh án, kê đơn thuốc bảo hiểm y tế như sau:
Vi phạm quy định về lập hồ sơ bệnh án, kê đơn thuốc bảo hiểm y tế
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi lập hồ sơ bệnh án, kê đơn thuốc mà thực tế không có hoặc không đúng người bệnh với mức vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng.
2. Phạt tiền đối với hành vi lập hồ sơ bệnh án, kê đơn thuốc mà thực tế không có hoặc không đúng người bệnh theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng;
b) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
c) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
d) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng;
đ) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 15.000.000 đồng đến dưới 25.000.000 đồng;
e) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 25.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
g) Từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng;
h) Từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 80.000.000 đồng trở lên.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc hoàn trả số tiền đã vi phạm vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế (nếu có) đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
Như vậy, nếu bác sĩ lập hồ sơ bệnh án không đúng người bệnh thực tế sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính và thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc hoàn trả số tiền đã vi phạm vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế (nếu có).
Lập hồ sơ bệnh án, kê đơn thuốc mà thực tế không có hoặc không đúng người bệnh (Giá trị mức vi phạm) | Mức xử phạt |
Dưới 1.000.000 đồng | Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng |
Từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng | Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng |
Từ 2.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng | Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng |
Từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng | Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng |
Từ 10.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng | Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng |
Từ 15.000.000 đồng đến dưới 25.000.000 đồng | Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng |
Từ 25.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng | Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng |
Từ 50.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng | Từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng |
Từ 80.000.000 đồng trở lên | Từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng |
Lưu ý: mức phạt trên áp dụng đối với cá nhân, nếu tổ chức có hành vi nêu trên thì mức phạt bằng 2 lần cá nhân.
Hồ sơ bệnh án của bệnh nhân có được giữ bí mật không?
Theo Điều 10 Luật Khám chữa bệnh 2023 quy định về quyền được tôn trọng danh dự, bảo vệ sức khỏe và tôn trọng bí mật riêng tư trong khám bệnh, chữa bệnh như sau:
Quyền được tôn trọng danh dự, bảo vệ sức khỏe và tôn trọng bí mật riêng tư trong khám bệnh, chữa bệnh
1. Được tôn trọng về tuổi, giới tính, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, tình trạng sức khỏe, điều kiện kinh tế, địa vị xã hội.
2. Được giữ bí mật thông tin trong hồ sơ bệnh án và thông tin khác về đời tư mà người bệnh đã cung cấp cho người hành nghề trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường hợp người bệnh đồng ý chia sẻ thông tin theo quy định của pháp luật hoặc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 69 của Luật này.
3. Không bị kỳ thị, phân biệt đối xử, ngược đãi, lạm dụng thể chất, lạm dụng tình dục trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh.
4. Không bị ép buộc khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường hợp bắt buộc chữa bệnh quy định tại khoản 1 Điều 82 của Luật này.
Như vậy, hồ sơ bệnh án của bệnh nhân được giữ bí mật về thông tin hồ sơ bệnh án và thông tin về đời tư trừ trường người bệnh đồng ý chia sẻ thông tin hoặc trường hợp sau:
- Khai thác hồ sơ bệnh án đang trong quá trình điều trị;
- Khai thác hồ sơ bệnh án đã hoàn thành quá trình điều trị và được chuyển lưu trữ.
Nguyễn Thị Thanh Xuân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hồ sơ bệnh án có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Thời hạn phê duyệt kế hoạch cải tạo nhà chung cư? Tiêu chí đánh giá chất lượng nhà chung cư để đưa vào kế hoạch được xác định theo quy trình nào?
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?