Bảng chấm công theo giờ là gì? Tải về file excel 03 Mẫu bảng chấm công theo giờ thông dụng tại các doanh nghiệp?
Bảng chấm công theo giờ là gì? Tải về file excel 03 Mẫu bảng chấm công theo giờ thông dụng tại các doanh nghiệp?
Bảng chấm công theo giờ là một công cụ quản lý thời gian lao động quan trọng, dùng để ghi nhận chính xác thời gian làm việc của nhân viên. Bảng chấm công theo giờ bao gồm thông tin cơ bản như: giờ đến, giờ ra, thời gian nghỉ trưa và làm thêm giờ của mỗi nhân viên.
Bảng chấm công theo giờ nhằm đảm bảo: tính lương chính xác, quản lý hiệu suất, tạo sự minh bạch, giảm sai sót trong ghi chép thủ công. Nhờ đó, bảng chấm công theo giờ giúp doanh nghiệp quản lý nguồn nhân lực hiệu quả hơn, đồng thời đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
>>Tham khảo một số bảng chấm công theo giờ sau:
(1) Tải về Mẫu bảng chấm công theo giờ
(2) Tải về Mẫu bảng chấm công theo giờ
(3) Tải về Mẫu bảng chấm công theo giờ
Bảng chấm công theo giờ là gì? Tải về file excel 03 Mẫu bảng chấm công theo giờ thông dụng tại các doanh nghiệp? (Hình từ Internet)
Thời giờ làm việc bình thường của người lao động là bao nhiêu tiếng?
Thời giờ làm việc bình thường của người lao động được quy định tại Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 cụ thể như sau:
Thời giờ làm việc bình thường
1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
2. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan.
Ngoài ra, nghỉ hằng tuần được quy định tại Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Theo đó, thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
Bên cạnh đó, mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Lưu ý:
- Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
- Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.
- Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan.
Nghỉ trong giờ làm việc được thể hiện trong bảng chấm công như thế nào?
Nghỉ trong giờ làm việc được quy định tại Điều 109 Bộ luật Lao động 2019 cụ thể như sau:
Nghỉ trong giờ làm việc
1. Người lao động làm việc theo thời giờ làm việc quy định tại Điều 105 của Bộ luật này từ 06 giờ trở lên trong một ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục, làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục.
Trường hợp người lao động làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc.
2. Ngoài thời gian nghỉ quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động bố trí cho người lao động các đợt nghỉ giải lao và ghi vào nội quy lao động.
Theo đó, bảng chấm công của người sử dụng lao động đối với người lao động làm việc theo thời giờ làm việc quy định tại Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 phải thể hiện khoảng thời gian nghỉ trong giờ làm việc như sau:
- Từ 06 giờ trở lên trong một ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục, làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục.
- Trường hợp người lao động làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc.
Lưu ý: Ngoài thời gian nghỉ quy định tại khoản 1 Điều 109 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động bố trí cho người lao động các đợt nghỉ giải lao và ghi vào nội quy lao động.
Phạm Thị Hồng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bảng chấm công có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng giao khoán của hợp tác xã mới nhất? Hợp tác xã có được tự thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán không?
- Lịch đi nghĩa vụ quân sự năm 2025 chính thức thế nào? Chế độ báo cáo về việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2025?
- Mua trả chậm và mua trả góp khác nhau thế nào? Mức xử phạt hành chính đối với hành vi không thanh toán đúng hạn?
- Nhà nước có hỗ trợ hợp tác xã làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp hay không?
- Đua xe trái phép gây chết người có thể bị phạt tù đối với những tội nào? Con cái đua xe gây chết người thì cha mẹ giao xe có bị truy cứu hình sự?