Cá nhân bị cho thôi làm Trưởng thôn khi có bao nhiêu phần trăm tổng số hộ gia đình kiến nghị? Thẩm quyền tổ chức cuộc họp cho thôi làm Trưởng thôn?
Cá nhân bị cho thôi làm Trưởng thôn khi có bao nhiêu phần trăm tổng số hộ gia đình kiến nghị?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 59/2023/NĐ-CP như sau:
Quy trình cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố
1. Việc cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố được quyết định tại cuộc họp của cộng đồng dân cư đối với các trường hợp:
a) Người xin thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố vì lí do sức khỏe, do hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do khác theo nguyện vọng cá nhân có đơn gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nêu rõ lí do xin thôi.
b) Trưởng ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét cho thôi trong trường hợp Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố không còn được nhân dân tín nhiệm, không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, tham nhũng, lãng phí, không phục tùng sự chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân cấp xã, các quy định của cấp trên, vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc khi có ít nhất 50% tổng số hộ gia đình hoặc đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố kiến nghị.
...
Như vậy, theo quy định trên, khi Trưởng thôn có ít nhất 50% tổng số các hộ gia đình hoặc đại diện hộ gia đình trong thôn kiến nghị thì sẽ bị xem xét cho thôi làm.
Cá nhân bị cho thôi làm Trưởng thôn khi có bao nhiêu phần trăm tổng số hộ gia đình kiến nghị? (Hình từ Internet)
Người nào có thẩm quyền tổ chức cuộc họp cho thôi làm Trưởng thôn?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 59/2023/NĐ-CP quy định về tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư để Nhân dân bàn và quyết định như sau:
Tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư để Nhân dân bàn và quyết định
1. Thẩm quyền triệu tập, chủ trì và nội dung tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư
a) Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố triệu tập và chủ trì tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư để Nhân dân bàn và quyết định những nội dung được quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 và 6 Điều 15 của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
b) Tổ bầu cử (do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định thành lập) triệu tập và chủ trì cuộc họp của cộng đồng dân cư để bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.
c) Trưởng Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố triệu tập và chủ trì cuộc họp của cộng đồng dân cư để cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố. Trường hợp Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố đồng thời là Trưởng Ban công tác Mặt trận thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã triệu tập và chủ trì cuộc họp sau khi thống nhất với Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã.
d) Trường hợp khuyết Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ dân phố thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ định đại diện Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố hoặc triệu tập viên là công dân có uy tín cư trú tại thôn, tổ dân phố triệu tập và tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư để Nhân dân bàn và quyết định các nội dung trừ trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều này.
đ) Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố ủy quyền cho một thành viên Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố hoặc một công dân có uy tín cư trú tại cụm dân cư chủ trì, điều hành cuộc họp của cụm dân cư và báo cáo kết quả với Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố để tổng hợp vào kết quả chung của toàn thôn, tổ dân phố.
Như vậy, theo quy định trên thì Trưởng Ban công tác Mặt trận ở tổ dân phố triệu tập và chủ trì cuộc họp của cộng đồng dân cư để cho thôi làm Tổ trưởng tổ dân phố
Để trở thành Trưởng thôn cần đáp ứng những điều kiện nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Thông tư 04/2012/TT-BNV về tiêu chuẩn Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố như sau:
Tiêu chuẩn Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố
Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố phải là người có hộ khẩu thường trú và cư trú thường xuyên ở thôn, tổ dân phố; đủ 21 tuổi trở lên, có sức khỏe, nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm trong công tác; có phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức tốt, được nhân dân tín nhiệm; bản thân và gia đình gương mẫu thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương; có kiến thức văn hóa, năng lực, kinh nghiệm và phương pháp vận động, tổ chức nhân dân thực hiện tốt các công việc tự quản của cộng đồng dân cư và công việc cấp trên giao.
Như vậy, để trở thành Trưởng thôn thì cần đáp ứng những tiêu chuẩn sau:
- Là người có hộ khẩu thường trú và cư trú thường xuyên ở thôn;
- Đủ 21 tuổi trở lên, có sức khỏe, nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm trong công tác;
- Có phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức tốt, được nhân dân tín nhiệm;
- Bản thân và gia đình gương mẫu thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương;
- Có kiến thức văn hóa, năng lực, kinh nghiệm và phương pháp vận động, tổ chức nhân dân thực hiện tốt các công việc tự quản của cộng đồng dân cư và công việc cấp trên giao.
Trịnh Lê Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Trưởng thôn có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Thời hạn phê duyệt kế hoạch cải tạo nhà chung cư? Tiêu chí đánh giá chất lượng nhà chung cư để đưa vào kế hoạch được xác định theo quy trình nào?
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?