Cá nhân tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại bị truy cứu trách nhiệm hình sự bao nhiêu năm?
Vợ chồng đã từng có con chung có thể nhờ người mang thai hộ không?
Việc nhờ người mang thai hộ được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 phải đảm bảo những điều kiện sau:
Điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
1. Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên và được lập thành văn bản.
2. Vợ chồng có quyền nhờ người mang thai hộ khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;
b) Vợ chồng đang không có con chung;
c) Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.
...
Xác định cha, mẹ được quy định tại Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
Xác định cha, mẹ
1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.
2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.
Theo đó, vợ chồng đang không có con chung có thể nhờ người mang thai hộ. Như vậy, vợ chồng đã từng có con chung nhưng tại thời điểm nhờ người mang thai hộ không còn con chung (ví dụ trường hợp con đã mất) thì vẫn có thể nhờ người mang thai hộ.
Việc xác định con chung của cha mẹ được quy định như sau:
- Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
- Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
- Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.
Cá nhân tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại bị truy cứu trách nhiệm hình sự bao nhiêu năm? (Hình từ Internet)
Chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn có được nhờ người mang thai hộ không?
Điều kiện nhờ người mang thai hộ được quy định tại Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
Điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
1. Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên và được lập thành văn bản.
2. Vợ chồng có quyền nhờ người mang thai hộ khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;
b) Vợ chồng đang không có con chung;
c) Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.
...
4. Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo không được trái với quy định của pháp luật về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Việc xác lập quan hệ vợ chồng được quy định tại Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
Đăng ký kết hôn
1. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.
Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.
2. Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn.
Như vậy, bên nhờ mang thai hộ phải là một cặp vợ chồng. Việc xác lập quan hệ vợ chồng phải tiến hành theo quy định pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.
Điều kiện đăng ký kết hôn được quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
- Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
- Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
- Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
Lưu ý: Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Cá nhân tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại bị truy cứu trách nhiệm hình sự bao nhiêu năm?
Việc truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại được quy định tại Điều 187 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
Tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại
1. Người nào tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Lợi dụng danh nghĩa của cơ quan, tổ chức;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Theo đó, cá nhân tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại có thể bị phạt tù từ 03 tháng đến 05 năm, tùy mức độ và tính chất sự việc.
Lưu ý: Người phạm tội "Tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại" ngoài bị phạt tù còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 03 tháng đến 05 năm.
Phạm Thị Hồng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Mang thai hộ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng biên chế của hệ thống chính trị được quyết định theo nhiệm kỳ nào? Nội dung quản lý biên chế?
- Mẫu số 3A lập báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu qua mạng là mẫu nào? Báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu gồm những gì?
- Phương pháp sát hạch giấy phép lái xe quân sự từ 1/1/2025 theo Thông tư 68 mới nhất như thế nào?
- Người lao động có được bồi dưỡng bằng hiện vật khi làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm không?
- Anh em họ hàng xa có yêu nhau được không? Anh em họ hàng xa yêu nhau có vi phạm pháp luật không?