Thực hiện tư vấn tâm lý cho vợ chồng nhờ mang thai hộ khi không có trình độ chuyên khoa tâm lý bị phạt bao nhiêu tiền?
- Cơ sở khám chữa bệnh có trách nhiệm tư vấn tâm lý cho vợ chồng nhờ mang thai hộ không?
- Thực hiện tư vấn tâm lý cho vợ chồng nhờ mang thai hộ khi không phải là người có trình độ đại học chuyên khoa tâm lý trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi thực hiện tư vấn tâm lý cho vợ chồng nhờ mang thai hộ khi không phải là người có trình độ đại học chuyên khoa tâm lý trở lên không?
Cơ sở khám chữa bệnh có trách nhiệm tư vấn tâm lý cho vợ chồng nhờ mang thai hộ không?
Căn cứ Điều 17 Nghị định 10/2015/NĐ-CP quy định:
Nội dung tư vấn về tâm lý
1. Cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ cần được tư vấn những nội dung sau đây:
a) Các vấn đề về tâm lý trước mắt và lâu dài của việc nhờ mang thai hộ, người thân và bản thân đứa trẻ sau này;
b) Người mang thai hộ có thể có ý định muốn giữ đứa bé sau sinh;
c) Hành vi, thói quen của người mang thai hộ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của đứa trẻ;
d) Tâm lý, tình cảm khi nhờ người mang thai và sinh con;
đ) Thất bại và tốn kém với các đợt điều trị mang thai hộ có thể gây tâm lý căng thẳng, mệt mỏi;
e) Các nội dung khác có liên quan.
2. Người mang thai hộ cần được tư vấn những nội dung sau đây:
a) Tâm lý, tình cảm của người trong gia đình, bạn bè trong thời gian mang thai hộ;
b) Tâm lý trách nhiệm đối với cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ nếu để sảy thai;
c) Tác động tâm lý đối với con ruột của mình;
d) Cảm giác mất mát, mặc cảm sau khi trao lại con cho cặp vợ chồng nhờ mang thai;
đ) Chỉ thực hiện mang thai hộ khi động lực chính là mong muốn giúp đỡ cho cặp vợ chồng nhờ mang thai, không vì mục đích lợi nhuận;
e) Các nội dung khác có liên quan.
Theo đó, cơ sở khám chữa bệnh cần thực hiện nội dung tư vấn cho cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ như sau:
- Các vấn đề về tâm lý trước mắt và lâu dài của việc nhờ mang thai hộ, người thân và bản thân đứa trẻ sau này;
- Người mang thai hộ có thể có ý định muốn giữ đứa bé sau sinh;
- Hành vi, thói quen của người mang thai hộ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của đứa trẻ;
- Tâm lý, tình cảm khi nhờ người mang thai và sinh con;
- Thất bại và tốn kém với các đợt điều trị mang thai hộ có thể gây tâm lý căng thẳng, mệt mỏi.
Như vậy, cơ sở khám chữa bệnh có trách nhiệm tư vấn tâm lý cho vợ chồng nhờ mang thai hộ.
Cơ sở khám chữa bệnh có trách nhiệm tư vấn tâm lý cho vợ chồng nhờ mang thai hộ không? (Hình từ Internet)
Thực hiện tư vấn tâm lý cho vợ chồng nhờ mang thai hộ khi không phải là người có trình độ đại học chuyên khoa tâm lý trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 43 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định:
Vi phạm các quy định về điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Người tư vấn về y tế cho vợ chồng nhờ mang thai hộ và người mang thai hộ không phải là bác sỹ chuyên khoa sản;
b) Người tư vấn về tâm lý cho vợ chồng nhờ mang thai hộ và người mang thai hộ không phải là người có trình độ đại học chuyên khoa tâm lý trở lên;
c) Người tư vấn về pháp lý cho vợ chồng nhờ mang thai hộ và người mang thai hộ không phải là người có trình độ cử nhân luật trở lên;
d) Tư vấn cho vợ chồng nhờ mang thai hộ và người mang thai hộ không đầy đủ các nội dung theo quy định của pháp luật.
...
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động mang thai hộ vì mục đích nhân đạo trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với cơ sở vi phạm đồng thời từ 03 hành vi trở lên trong các hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động liên quan đến hành vi vi phạm trong thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều này.
Căn cứ khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định:
Quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
5. Mức phạt tiền được quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Theo đó, hành vi tư vấn về y tế cho vợ chồng nhờ mang thai hộ và người mang thai hộ không phải là người có trình độ đại học chuyên khoa tâm lý trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Ngoài ra, cơ sở khám chữa bệnh vi phạm các quy định về điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đồng thời từ 03 hành vi trở lên còn bị áp dụng hình phạt bổ sung đình chỉ hoạt động mang thai hộ vì mục đích nhân đạo trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng.
Lưu ý: Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Theo đó, tổ chức có hành vi tư vấn tâm lý cho vợ chồng nhờ mang thai hộ và người mang thai hộ không phải là người có trình độ đại học chuyên khoa tâm lý trở lên bị phạt vi phạm hành chính từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi thực hiện tư vấn tâm lý cho vợ chồng nhờ mang thai hộ khi không phải là người có trình độ đại học chuyên khoa tâm lý trở lên không?
Căn cứ khoản 2 Điều 103 Nghị định 117/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 7 Điều 147 Nghị định 96/2023/NĐ-CP và điểm b khoản 27 Điều 2 Nghị định 124/2021/NĐ-CP quy định:
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 25.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; đến 37.500.000 đồng đối với vi phạm hành chính về bảo hiểm y tế; đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và thiết bị y tế;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm c, đ, e, h và i khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi thực hiện tư vấn tâm lý cho vợ chồng nhờ mang thai hộ khi không phải là người có trình độ đại học chuyên khoa tâm lý trở lên.
Phạm Thị Hồng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Mang thai hộ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Thời hạn phê duyệt kế hoạch cải tạo nhà chung cư? Tiêu chí đánh giá chất lượng nhà chung cư để đưa vào kế hoạch được xác định theo quy trình nào?
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?