Các bước xử lý khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật của đối tượng thanh tra trong quá trình thanh tra là gì?
Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được thành lập nhằm mục đích gì?
Theo Điều 6 Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 158/QĐ-KTNN năm 2016 quy định như sau:
Thành lập và giải thể Đoàn thanh tra
1. Đoàn thanh tra được thành lập để thực hiện nhiệm vụ thanh tra của KTNN theo kế hoạch thanh tra hàng năm đã được Tổng KTNN phê duyệt; thanh tra giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; theo yêu cầu của Tổng KTNN.
2. Đoàn thanh tra tự giải thể sau khi phát hành Kết luận thanh tra và phải chịu trách nhiệm về kết quả thanh tra.
Căn cứ trên quy định Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước để thực hiện nhiệm vụ thanh tra của Kiểm toán nhà nước theo kế hoạch thanh tra hàng năm đã được Tổng Kiểm toán nhà nước phê duyệt; thanh tra giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; theo yêu cầu của Tổng Kiểm toán nhà nước.
Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước tự giải thể sau khi phát hành Kết luận thanh tra và phải chịu trách nhiệm về kết quả thanh tra.
Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước (Hình từ Internet)
Các bước xử lý khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật của đối tượng thanh tra trong quá trình thanh tra là gì?
Theo Điều 16 Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 158/QĐ-KTNN năm 2016 quy định như sau:
Xử lý các trường hợp phát hiện dấu hiệu vi phạm của đối tượng thanh tra
Trong quá trình thanh tra, khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật của đối tượng thanh tra thì xử lý như sau:
1. Báo cáo ngay với Trưởng đoàn hoặc Tổ trưởng tổ thanh tra;
2. Yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo giải trình. Việc nghe giải trình phải có từ 02 thành viên Đoàn thanh tra trở lên và phải ghi biên bản. Kết quả giải trình phải báo cáo kịp thời với Trưởng đoàn hoặc Tổ trưởng.
3. Trường hợp phát hiện những hành vi cản trở hoạt động thanh tra phải báo cáo ngay với Trưởng đoàn, Tổ trưởng để giải quyết theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Người ký quyết định thanh tra giải quyết theo quy định.
4. Trường hợp phát hiện hành vi có dấu hiệu cấu thành tội phạm, Trưởng đoàn thanh tra báo cáo kịp thời với Người ký quyết định thanh tra để kiến nghị Tổng KTNN xem xét, quyết định chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra và các cơ quan khác có thẩm quyền của Nhà nước để xử lý theo quy định của pháp luật.
Căn cứ trên quy định trong quá trình thanh tra, khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật của đối tượng thanh tra thì xử lý theo các bước như sau:
Bước 1: Báo cáo ngay với Trưởng đoàn hoặc Tổ trưởng tổ thanh tra;
Bước 2: Yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo giải trình về dấu hiệu vi phạm pháp luật của mình.
Việc nghe giải trình phải có từ 02 thành viên Đoàn thanh tra trở lên và phải ghi biên bản. Kết quả giải trình phải báo cáo kịp thời với Trưởng đoàn hoặc Tổ trưởng.
Bước 3: Trường hợp phát hiện những hành vi cản trở hoạt động thanh tra phải báo cáo ngay với Trưởng đoàn, Tổ trưởng để giải quyết theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Người ký quyết định thanh tra giải quyết theo quy định.
Bước 4: Trường hợp phát hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật cấu thành tội phạm, Trưởng đoàn thanh tra báo cáo kịp thời với Người ký quyết định thanh tra để kiến nghị Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét, quyết định chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra và các cơ quan khác có thẩm quyền của Nhà nước để xử lý theo quy định của pháp luật.
Mối quan hệ giữa Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước với Người ký quyết định thanh tra được quy định thế nào?
Theo khoản 1 Điều 15 Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 158/QĐ-KTNN năm 2016 quy định về mối quan hệ giữa Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước với Người ký quyết định thanh tra như sau:
- Người ký quyết định thanh tra có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra.
Thủ trưởng đơn vị được Tổng Kiểm toán nhà nước giao chủ trì cuộc thanh tra có trách nhiệm quản lý trực tiếp, đôn đốc, kiểm tra hoạt động của Đoàn thanh tra để đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch thanh tra được phê duyệt; tổ chức thẩm định kết quả thanh tra, dự thảo kết luận thanh tra trước khi trình Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành.
- Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra phải tuân thủ sự chỉ đạo, giám sát, kiểm tra của Người ký quyết định thanh tra, của thủ trưởng đơn vị được giao chủ trì cuộc thanh tra; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo đúng yêu cầu.
Huỳnh Lê Bình Nhi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thanh tra Kiểm toán nhà nước có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc đăng ký và phê duyệt lịch công tác của Lãnh đạo Kiểm toán nhà nước và các đơn vị trực thuộc bằng phần mềm Họp không giấy thế nào?
- Các trường hợp thay đổi nguyên giá tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024?
- Thủ tục cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy theo Thông tư 55/2024 như thế nào?
- Phương pháp tính hao mòn của tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024?
- Khu vực nào phải xây dựng bảng giá đất đến từng thửa đất trên cơ sở vùng giá trị, thửa đất chuẩn?