Căn cứ để xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với thiết kế bố trí? Các yếu tố xâm phạm quyền đối với thiết kế bố trí?
- Quyền của tổ chức, cá nhân đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn là quyền sở hữu công nghiệp đúng không?
- Căn cứ nào dùng để xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với thiết kế bố trí? Các yếu tố xâm phạm quyền đối với thiết kế bố trí?
- Thiết kế bố trí được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện chung nào? Đối tượng nào không được bảo hộ với danh nghĩa thiết kế bố trí?
Quyền của tổ chức, cá nhân đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn là quyền sở hữu công nghiệp đúng không?
Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn là cấu trúc không gian của các phần tử mạch và mối liên kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn (khoản 15 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009).
Dẫn chiếu đến khoản 4 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 giải thích về quyền sở hữu công nghiệp như sau:
Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
Như vậy, quyền của tổ chức, cá nhân đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn là quyền sở hữu công nghiệp.
Trong đó, mạch tích hợp bán dẫn là sản phẩm dưới dạng thành phẩm hoặc bán thành phẩm, trong đó các phần tử với ít nhất một phần tử tích cực và một số hoặc tất cả các mối liên kết được gắn liền bên trong hoặc bên trên tấm vật liệu bán dẫn nhằm thực hiện chức năng điện tử. Mạch tích hợp đồng nghĩa với IC, chip và mạch vi điện tử (khoản 14 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009).
Căn cứ để xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với thiết kế bố trí? Các yếu tố xâm phạm quyền đối với thiết kế bố trí? (hình từ internet)
Căn cứ nào dùng để xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với thiết kế bố trí? Các yếu tố xâm phạm quyền đối với thiết kế bố trí?
Yếu tố xâm phạm quyền đối với thiết kế bố trí được quy định tại Điều 75 Nghị định 65/2023/NĐ-CP như sau:
Yếu tố xâm phạm quyền đối với thiết kế bố trí
1. Yếu tố xâm phạm quyền đối với thiết kế bố trí có thể thuộc một trong các dạng sau đây:
a) Thiết kế bố trí được tạo ra do sao chép trái phép thiết kế bố trí được bảo hộ;
b) Mạch tích hợp bán dẫn được tạo ra một cách trái phép theo thiết kế bố trí được bảo hộ;
c) Sản phẩm hoặc bộ phận (phần) sản phẩm gắn mạch tích hợp bán dẫn quy định tại điểm b khoản này.
2. Căn cứ xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với thiết kế bố trí là phạm vi bảo hộ quyền đối với thiết kế bố trí được xác định theo Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn hoặc bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp.
Theo quy định này thì căn cứ xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với thiết kế bố trí là phạm vi bảo hộ quyền đối với thiết kế bố trí được xác định theo Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn hoặc bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp.
Cũng theo quy định này, yếu tố xâm phạm quyền đối với thiết kế bố trí có thể thuộc một trong các dạng sau đây:
- Thiết kế bố trí được tạo ra do sao chép trái phép thiết kế bố trí được bảo hộ;
- Mạch tích hợp bán dẫn được tạo ra một cách trái phép theo thiết kế bố trí được bảo hộ;
- Sản phẩm hoặc bộ phận (phần) sản phẩm gắn mạch tích hợp bán dẫn quy định tại điểm b khoản này.
Thiết kế bố trí được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện chung nào? Đối tượng nào không được bảo hộ với danh nghĩa thiết kế bố trí?
Tại Điều 68 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và Điều 69 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về điều kiện chung đối với thiết kế bố trí được bảo hộ và các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa thiết kế bố trí như sau:
Điều 68. Điều kiện chung đối với thiết kế bố trí được bảo hộ
Thiết kế bố trí được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Có tính nguyên gốc;
2. Có tính mới thương mại.
Điều 69. Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa thiết kế bố trí
Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa thiết kế bố trí:
1. Nguyên lý, quy trình, hệ thống, phương pháp được thực hiện bởi mạch tích hợp bán dẫn;
2. Thông tin, phần mềm chứa trong mạch tích hợp bán dẫn.
Theo quy định này thì thiết kế bố trí được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Có tính nguyên gốc;
- Có tính mới thương mại.
Cũng theo quy định này thì các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa thiết kế bố trí:
- Nguyên lý, quy trình, hệ thống, phương pháp được thực hiện bởi mạch tích hợp bán dẫn;
- Thông tin, phần mềm chứa trong mạch tích hợp bán dẫn.
Phạm Thị Xuân Hương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thiết kế bố trí có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người bị bạo lực gia đình có được quyền lựa chọn chỗ ở khi áp dụng quyết định cấm tiếp xúc không?
- Quy hoạch chi tiết dự án cải tạo nhà chung cư phải có chỉ tiêu nào? Có thể lập quy hoạch đồng thời với đánh giá chất lượng nhà chung cư không?
- Viên chức Bộ Tư pháp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ trong bao nhiêu năm thì bị đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc?
- Mẫu phiếu đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính của các đơn vị tại Trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước? Cách chấm điểm tiêu chí đánh giá?
- Đối tượng được hỗ trợ bằng tiền không quá 05 lần giá đất nông nghiệp khi bị thu hồi đất theo Luật Đất đai mới?