Người đăng ký bảo hộ có được sử dụng quyền tạm thời đối với thiết kế bố trí hay không? Trường hợp nào được coi là không xâm phạm quyền sở hữu khi sử dụng thiết kế bố trí?
Hành vi sử dụng thiết kế bố trí là gì?
Sử dụng thiết kế bố trí (Hình từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 124 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định hành vi sử dụng đối tượng thiết kế bố trí là việc thực hiện các hành vi sau đây:
Sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
...
3. Sử dụng thiết kế bố trí là việc thực hiện các hành vi sau đây:
a) Sao chép thiết kế bố trí; sản xuất mạch tích hợp bán dẫn theo thiết kế bố trí được bảo hộ;
b) Bán, cho thuê, quảng cáo, chào hàng hoặc tàng trữ các bản sao thiết kế bố trí, mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí hoặc hàng hoá chứa mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí được bảo hộ;
c) Nhập khẩu bản sao thiết kế bố trí, mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí hoặc hàng hoá chứa mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí được bảo hộ.
Theo đó, các hành vi được phép sử dụng đối tượng thiết kế bố trí bao gồm:
+ Sao chép thiết kế bố trí; sản xuất mạch tích hợp bán dẫn theo thiết kế bố trí được bảo hộ;
+ Bán, cho thuê, quảng cáo, chào hàng hoặc tàng trữ các bản sao thiết kế bố trí, mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí hoặc hàng hoá chứa mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí được bảo hộ;
+ Nhập khẩu bản sao thiết kế bố trí, mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí hoặc hàng hoá chứa mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí được bảo hộ.
Người đăng ký bảo hộ sử dụng quyền tạm thời đối với thiết kế bố trí trong trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 131 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về quyền tạm thời đối với thiết kế bố trí của người đăng ký bảo hộ như sau:
+ Đối với thiết kế bố trí đã được người có quyền đăng ký hoặc người được người đó cho phép khai thác thương mại trước ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nếu người có quyền đăng ký biết rằng thiết kế bố trí đó đang được người khác sử dụng nhằm mục đích thương mại thì người người đăng ký bảo hộ có quyền thông báo bằng văn bản về quyền đăng ký của mình đối với thiết kế bố trí đó cho người sử dụng để người đó chấm dứt việc sử dụng thiết kế bố trí hoặc tiếp tục sử dụng.
+ Trong trường hợp đã được thông báo mà người được thông báo vẫn tiếp tục sử dụng thiết kế bố trí thì khi Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn được cấp, chủ sở hữu thiết kế bố trí có quyền yêu cầu người đã sử dụng thiết kế bố trí phải trả một khoản tiền đền bù tương đương với giá chuyển giao quyền sử dụng thiết kế bố trí đó trong phạm vi và thời hạn sử dụng tương ứng.
Theo đó, người đăng ký bảo hộ được sử dụng quyền tạm thời đối với thiết kế bố trí trong trường hợp biết rằng thiết kế bố trí đó đang được người khác sử dụng nhằm mục đích thương mại theo quy định nêu trên.
Trường hợp nào được coi là không xâm phạm quyền sở hữu khi sử dụng thiết kế bố trí?
Căn cứ theo quy định tại Điều 125 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được bổ sung bởi khoản 48 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022) quy định chủ sở hữu thiết kế bố trí không có quyền cấm người khác thực hiện hành vi thuộc các trường hợp sau đây:
+ Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí nhằm phục vụ nhu cầu cá nhân hoặc mục đích phi thương mại hoặc nhằm mục đích đánh giá, phân tích, nghiên cứu, giảng dạy, thử nghiệm, sản xuất thử hoặc thu thập thông tin để thực hiện thủ tục xin phép sản xuất, nhập khẩu, lưu hành sản phẩm;
+ Lưu thông, nhập khẩu, khai thác công dụng của sản phẩm do chủ sở hữu, người được chuyển giao quyền sử dụng, kể cả chuyển giao quyền sử dụng theo quyết định bắt buộc, người có quyền sử dụng trước đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định của Luật này đưa ra thị trường, kể cả thị trường nước ngoài;
+ Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí chỉ nhằm mục đích duy trì hoạt động của các phương tiện vận tải của nước ngoài đang quá cảnh hoặc tạm thời nằm trong lãnh thổ Việt Nam;
+ Sử dụng thiết kế bố trí khi không biết hoặc không có nghĩa vụ phải biết thiết kế bố trí đó được bảo hộ;
Theo đó, những hành vi thuộc các trường hợp được quy định nêu trên thì chủ sở hữu thiết kế bố trí không có quyền cấm người khác thực hiện hành vi.
Huỳnh Lê Bình Nhi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thiết kế bố trí có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người bị bạo lực gia đình có được quyền lựa chọn chỗ ở khi áp dụng quyết định cấm tiếp xúc không?
- Quy hoạch chi tiết dự án cải tạo nhà chung cư phải có chỉ tiêu nào? Có thể lập quy hoạch đồng thời với đánh giá chất lượng nhà chung cư không?
- Viên chức Bộ Tư pháp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ trong bao nhiêu năm thì bị đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc?
- Mẫu phiếu đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính của các đơn vị tại Trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước? Cách chấm điểm tiêu chí đánh giá?
- Đối tượng được hỗ trợ bằng tiền không quá 05 lần giá đất nông nghiệp khi bị thu hồi đất theo Luật Đất đai mới?