Cảng vụ đường thuỷ nội địa được kiểm tra phương tiện thủy nội địa trong phạm vi của cảng thủy nội địa về những nội dung gì?
Cảng vụ đường thuỷ nội địa được kiểm tra phương tiện thủy nội địa trong phạm vi của cảng thủy nội địa về những nội dung gì?
Cảng vụ đường thuỷ nội địa kiểm tra phương tiện thủy nội địa (Hình từ Internet)
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Thông tư 18/2021/TT-BGTVT quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Cảng vụ đường thuỷ nội địa như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
2. Kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật trong phạm vi của cảng, bến, khu neo đậu đối với:
a) Phương tiện, tàu biển, thủy phi cơ, phương tiện thủy nước ngoài về an toàn, an ninh và bảo vệ môi trường;
b) Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, người lái phương tiện và danh bạ thuyền viên;
c) Thiết bị xếp dỡ hàng hóa, người điều khiển thiết bị xếp dỡ hàng hóa theo quy định.
Theo đó, Cảng vụ đường thuỷ nội địa được kiểm tra phương tiện thủy nội địa trong phạm vi cảng thủy nội địa về việc thực hiện quy định pháp luật đối với những nội dung sau:
- Về an toàn, an ninh và bảo vệ môi trường của phương tiện thủy nội địa;
- Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, người lái phương tiện và danh bạ thuyền viên;
- Thiết bị xếp dỡ hàng hóa, người điều khiển thiết bị xếp dỡ hàng hóa theo quy định.
Cảng vụ đường thuỷ nội địa có nhiệm vụ, quyền hạn thế nào?
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 18/2021/TT-BGTVT thì ngoài có nhiệm vụ kiểm tra việc thực hiện quy định pháp luật trong phạm vi cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu, Cảng vụ đường thủy nội địa còn có các nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Quy định nơi neo đậu cho phương tiện thủy nội địa, tàu biển, thủy phi cơ, phương tiện thủy nước ngoài trong vùng nước cảng, bến, khu neo đậu.
- Cấp giấy phép, lệnh điều động hoặc không cấp phép vào, rời cảng, bến, khu neo đậu cho phương tiện, tàu biển, thủy phi cơ, phương tiện thủy nước ngoài vào, rời cảng, bến, khu neo đậu theo quy định của pháp luật.
- Tiếp nhận và thông báo tình trạng luồng đường thủy nội địa cho thuyền viên, người lái phương tiện và tổ chức, cá nhân có liên quan trong phạm vi trách nhiệm.
- Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện những quy định của pháp luật về giao thông vận tải đường thủy nội địa.
- Thực hiện công tác bảo đảm an toàn giao thông:
+ Chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước khác thực hiện công tác bảo đảm an toàn giao thông tại khu vực cảng, bến, khu neo đậu;
+ Kiểm tra điều kiện an toàn đối với cảng, bến, khu neo đậu, luồng chuyên dùng vào cảng, bến, báo hiệu và các công trình khác có liên quan trong phạm vi cảng, bến, khu neo đậu;
+ Khi phát hiện có dấu hiệu mất an toàn kịp thời thông báo cho tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm xử lý;
+ Xác nhận việc khắc phục sự cố hoặc các nguy cơ gây mất an toàn đối với các cảng, bến, khu neo đậu đã được loại bỏ.
- Công bố hạn chế giao thông trong vùng nước cảng, bến, khu neo đậu; thỏa thuận đối với hoạt động nạo vét cải tạo vùng nước cảng, bến, khu neo đậu; chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông đối với hoạt động sửa chữa, cải tạo nâng cấp và hoạt động khác trong vùng nước cảng, bến, khu neo đậu thuộc phạm vi quản lý.
- Thực hiện công tác phòng, chống thiên tai; chủ trì hoặc phối hợp tổ chức tìm kiếm, cứu nạn trong vùng nước cảng, bến, khu neo đậu theo thẩm quyền và quy định pháp luật; huy động lực lượng, phương tiện, tàu biển, tàu công vụ và các loại phương tiện khác trong khu vực cảng, bến, khu neo đậu để tham gia tìm kiếm, cứu nạn trong trường hợp khẩn cấp theo quy định.
- Kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu tại cảng, bến, khu neo đậu và phương tiện, tàu biển, thủy phi cơ, phương tiện thủy nước ngoài theo quy định.
- Thẩm định hồ sơ, báo cáo kết quả thẩm định để Cục Đường thủy nội địa Việt Nam phê duyệt đánh giá an ninh, kế hoạch an ninh và cấp giấy chứng nhận phù hợp an ninh cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài, xác nhận hàng năm giấy chứng nhận phù hợp an ninh cảng thủy nội địa.
- Theo dõi, giám sát việc xếp hàng hóa từ phương tiện, tàu biển, phương tiện thủy nước ngoài lên cảng, bến và từ cảng, bến xuống phương tiện, tàu biển, phương tiện thủy nước ngoài hoặc giữa các phương tiện, tàu biển, phương tiện thủy nước ngoài trong vùng nước cảng, bến, khu neo đậu.
- Xác nhận việc trình báo đường thủy nội địa theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định pháp luật về giao thông đường thủy nội địa của các tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi trách nhiệm; xử phạt vi phạm hành chính; thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
- Tham gia lập biên bản, kết luận nguyên nhân tai nạn, sự cố xảy ra trong vùng nước cảng, bến, khu neo đậu; yêu cầu các bên liên quan khắc phục hậu quả tai nạn, sự cố.
- Cập nhật thông tin cảng, bến, khu neo đậu, phương tiện, tàu biển, thủy phi cơ, phương tiện thủy nước ngoài, hàng hóa, hành khách, xử phạt vi phạm hành chính vào cơ sở dữ liệu của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.
- Tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa, quy chuẩn, tiêu chuẩn cảng, bến, khu neo đậu khi có yêu cầu.
- Xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm trình cấp trên trực tiếp phê duyệt và tổ chức thực hiện.
- Quản lý, sử dụng công chức, viên chức, người lao động, cơ sở vật chất, tài sản, tài chính được giao; thực hiện chế độ chính sách, thống kê, báo cáo theo phân cấp và quy định của pháp luật.
- Thực hiện nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc Giám đốc Sở giao.
Chức năng của Cảng vụ đường thủy nội địa là gì?
Tại Điều 2 Thông tư 18/2021/TT-BGTVT quy định về chức năng của Cảng vụ đường thủy nội địa như sau:
- Cảng vụ đường thuỷ nội địa là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành về giao thông vận tải đường thuỷ nội địa tại cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu nhằm bảo đảm việc chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa và bảo vệ môi trường.
- Cảng vụ đường thuỷ nội địa có tư cách pháp nhân, có trụ sở riêng, được sử dụng con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước.
Châu Văn Trọng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đường thuỷ nội địa có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vận động viên đe dọa xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu thể thao có bị xử phạt hay không?
- Giới nghiêm là gì? Lệnh giới nghiêm trong hoạt động quốc phòng cần phải xác định những nội dung nào?
- Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước có số lượng người sử dụng bao nhiêu được xem là có quy mô rất lớn?
- Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
- Lệnh giới nghiêm có phải được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng khi được ban bố không?