Cục Đường thủy nội địa Việt Nam là tổ chức thực hiện việc đăng ký và quản lý các phương tiện đường thủy nội địa có đúng không?
Cục Đường thủy nội địa Việt Nam là tổ chức thực hiện việc đăng ký và quản lý các phương tiện đường thủy nội địa có đúng không?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam được căn cứ theo khoản 8 Điều 2 Quyết định 383/QĐ-BGTVT năm 2023 (Có hiệu lực từ 30/03/2023) như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
8. Về phương tiện thủy nội địa, đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa
a) Tổ chức thực hiện việc đăng ký, xóa đăng ký, quản lý phương tiện thủy nội địa và phương tiện khác hoạt động trên đường thủy nội địa theo quy định của pháp luật (trừ phương tiện làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; tàu cá; tàu, thuyền thể thao và vui chơi giải trí);
b) Tổ chức thực hiện việc cấp, thu hồi giấy chứng nhận cơ sở đào tạo; tổ chức thi, ra quyết định công nhận kết quả thi, cấp, cấp lại, chuyển đổi giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa theo quy định của pháp luật.
,..
Như vây, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam là tổ chức thực hiện việc đăng ký, xóa đăng ký, quản lý phương tiện thủy nội địa và phương tiện khác hoạt động trên đường thủy nội địa theo quy định của pháp luật (trừ phương tiện làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; tàu cá; tàu, thuyền thể thao và vui chơi giải trí).
Trước đây, căn cứ vào khoản 7 Điều 2 Quyết định 39/QĐ-BGTVT năm 2018 (Hết hiệu lực từ 30/03/2023) quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam do Bộ Giao thông vận tải ban hành như sau
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
7. Về phương tiện thủy nội địa:
a) Xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quy định về đăng ký, xóa đăng ký và quản lý phương tiện thủy nội địa;
b) Tổ chức thực hiện việc đăng ký, xóa đăng ký, quản lý phương tiện thủy nội địa và phương tiện khác hoạt động trên đường thủy nội địa theo quy định của pháp luật (trừ phương tiện phục vụ vào mục đích quốc phòng, an ninh và tàu cá).
...
Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (có tên giao dịch viết bằng tiếng Anh là VIETNAM INLAND WATERWAY ADMINISTRATION, viết tắt là VIWA) là tổ chức trực thuộc Bộ Giao thông vận tải.
- Cục Đường thủy nội địa Việt Nam có các nhiệm vụ, quyền hạn chính trong các lĩnh vực:
+ Kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa.
+ Phương tiện thủy nội địa.
+ Đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa (trừ thuyền viên, người lái phương tiện của phương tiện làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, tàu cá).
+ Hoạt động vận tải thủy nội địa.
+ An toàn, an ninh giao thông đường thủy nội địa.
+ Bảo vệ môi trường trong hoạt động giao thông vận tải đường thủy.
+ Hợp tác quốc tế về đường thủy nội địa.
- Cục Đường thủy nội địa Việt Nam là tổ chức thực hiện việc đăng ký, xóa đăng ký, quản lý phương tiện thủy nội địa và phương tiện khác hoạt động trên đường thủy nội địa theo quy định của pháp luật (trừ phương tiện phục vụ vào mục đích quốc phòng, an ninh và tàu cá).
Cục Đường thủy nội địa Việt Nam là tổ chức thực hiện việc đăng ký và quản lý các phương tiện đường thủy nội địa có đúng không? (Hình từ Internet)
Có bao nhiêu Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực trực thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam?
Có 03 Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực trực thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam được căn cứ theo khoản 3 Điều 3 Quyết định 383/QĐ-BGTVT năm 2023 (Có hiệu lực từ 30/03/2023) như sau:
- Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực I.
- Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực II.
- Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực III.
- Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực IV.
- Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực V.
Trước đây, căn cứ vào Điều 3 Quyết định 39/QĐ-BGTVT năm 2018 (Hết hiệu lực từ 30/03/2023) về cơ cấu tổ chức của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam do Bộ Giao thông vận tải ban hành như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Các tổ chức giúp việc Cục trưởng
a) Phòng Kế hoạch - Đầu tư.
b) Phòng Tài chính.
c) Phòng Quản lý kết cấu hạ tầng.
d) Phòng Khoa học công nghệ - Hợp tác quốc tế và Môi trường.
đ) Phòng Tổ chức cán bộ.
e) Phòng Quản lý phương tiện và thuyền viên.
g) Phòng Vận tải - An toàn giao thông.
h) Phòng Pháp chế - Thanh tra.
i) Văn phòng.
2. Chi cục Đường thủy nội địa khu vực
a) Chi cục Đường thủy nội địa khu vực I.
b) Chi cục Đường thủy nội địa khu vực II.
c) Chi cục Đường thủy nội địa khu vực III.
3. Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực
a) Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực I.
b) Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực II.
c) Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực III.
d) Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực IV.
đ) Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực V.
4. Các tổ chức sự nghiệp trực thuộc
a) Trường Cao đẳng Giao thông vận tải Đường thủy I.
b) Trường Cao đẳng Giao thông vận tải Đường thủy II.
5. Bộ trưởng quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể; quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Chi cục Đường thủy nội địa, các Cảng vụ Đường thủy nội địa và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục theo đề nghị của Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.
Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các tổ chức còn lại thuộc Cục.
Như vậy, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam có các Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực như sau:
- Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực I.
- Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực II.
- Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực III.
- Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực IV.
- Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực V.
Lãnh đạo Cục Đường thủy nội địa Việt Nam do ai bổ nhiệm, miễn nhiệm?
Thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm lãnh đạo Cục Đường thủy nội địa Việt Nam được căn cứ theo Điều 4 Quyết định 383/QĐ-BGTVT năm 2023 (Có hiệu lực từ 30/03/2023) như sau:
- Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định của pháp luật.
- Các Phó Cục trưởng do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.
Trước đây, căn cứ vào Điều 4 Quyết định 39/QĐ-BGTVT năm 2018 (Hết hiệu lực từ 30/03/2023) về lãnh đạo Cục Đường thủy nội địa Việt Nam do Bộ Giao thông vận tải ban hành như sau:
Lãnh đạo
1. Cục Đường thủy nội địa Việt Nam có Cục trưởng là người đứng đầu, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục; giúp việc Cục trưởng có các Phó Cục trưởng, chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và pháp luật về nhiệm vụ được Cục trưởng phân công.
2. Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm.
3. Các Phó Cục trưởng do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.
- Cục Đường thủy nội địa Việt Nam có Cục trưởng là người đứng đầu, giúp việc Cục trưởng có các Phó Cục trưởng, chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và pháp luật về nhiệm vụ được Cục trưởng phân công.
- Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm.
- Các Phó Cục trưởng do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cục Đường thủy nội địa có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lệnh giới nghiêm có phải được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng khi được ban bố không?
- Mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường mới nhất? Báo cáo công tác bảo vệ môi trường có bắt buộc không?
- Chương trình hội nghị kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn, ý nghĩa? Chương trình kiểm điểm Đảng viên năm 2024?
- Báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024? Cách viết báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024 như thế nào?
- Người có Chứng chỉ hành nghề dược có được cho người khác thuê Chứng chỉ hành nghề dược của mình không?