Thuyền trưởng tàu thủy nội địa không có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường bị phạt thế nào?
- Phương tiện giao thông đường thủy không có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường có được hoạt động không?
- Thuyền trưởng tàu thủy nội địa không có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường thì xử lý thế nào?
- Thủ tục cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa ra sao?
Phương tiện giao thông đường thủy không có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường có được hoạt động không?
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 24 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014 quy định về điều kiện hoạt động của phương tiện như sau:
“Điều 24. Điều kiện hoạt động của phương tiện
1. Đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 sức ngựa, phương tiện có sức chở trên 12 người khi hoạt động trên đường thủy nội địa phải bảo đảm các điều kiện sau:
a) Đạt tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 26 của Luật này;
b) Có giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; kẻ hoặc gắn số đăng ký, vạch dấu mớn nước an toàn, ghi số lượng người được phép chở trên phương tiện;
c) Có đủ định biên thuyền viên và danh bạ thuyền viên theo quy định.
[...]"
Theo đó, giấy chứng nhận giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường là điều kiện hoạt động bắt buộc đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 sức ngựa, phương tiện có sức chở trên 12 người khi hoạt động trên đường thủy nội địa.
Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường
Thuyền trưởng tàu thủy nội địa không có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường thì xử lý thế nào?
Căn cứ điểm c khoản 6 Điều 15 Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định mức phạt của hành vi vi phạm quy định về điều kiện hoạt động của phương tiện giao thông đường thủy như sau:
"Điều 15. Vi phạm quy định về điều kiện hoạt động của phương tiện
[...]
6. Xử phạt vi phạm hành chính đối với mỗi hành vi vi phạm: Không có Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện theo quy định; mượn, thuê, cho mượn, cho thuê thiết bị, dụng cụ để được đăng kiểm; sử dụng Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường hết hiệu lực hoặc bị tẩy, xóa, sửa chữa hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 5 sức ngựa đến 15 sức ngựa hoặc có sức chở từ 5 người đến 12 người;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn đến dưới 250 tấn hoặc có sức chở trên 12 người đến dưới 50 người, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 sức ngựa đến 135 sức ngựa hoặc có sức chở trên 12 người đến 50 người;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 250 tấn đến 1.000 tấn hoặc có sức chở từ 50 người đến 150 người; phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 135 sức ngựa đến 750 sức ngựa hoặc có sức chở trên 50 người đến 150 người; tàu cuốc, tàu hút có sản lượng đến 500 m3/h, tàu cần cẩu lắp đặt thiết bị nâng có sức nâng đến 50 tấn;
d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 1.000 tấn hoặc có sức chở trên 150 người; phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 750 sức ngựa hoặc có sức chở trên 150 người tàu cuốc, tàu hút có sản lượng trên 500 m3/h, tàu cần cầu lắp đặt thiết bị nâng có sức nâng trên 50 tấn.
[...]"
Như vậy, với trường hợp tàu của bạn có tải trọng toàn phần 250 tấn khi hoạt động mà không có Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Thủ tục cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa ra sao?
Căn cứ Điều 10 Thông tư 48/2015/TT-BGTVT quy định về thủ tục kiểm tra và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa như sau:
"Điều 10. Thủ tục kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa
1. Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác đến đơn vị đăng kiểm, hồ sơ bao gồm: Giấy đề nghị kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục V của Thông tư này (trừ trường hợp đề nghị kiểm tra bằng hình thức đề nghị trực tiếp, gọi điện thoại), hồ sơ kỹ thuật của phương tiện. Hồ sơ kỹ thuật của phương tiện quy định như sau:
a) Đối với kiểm tra, cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho phương tiện đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi hoặc phương tiện đã đóng mà không có sự giám sát của đăng kiểm thì trình bản gốc hồ sơ thiết kế đã được thẩm định.
b) Đối với kiểm tra, cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho phương tiện đang khai thác thì trình bản gốc Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa đã được cấp khi thực hiện kiểm tra phương tiện.
c) Đối với kiểm tra, cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho phương tiện chuyển đổi tàu biển thành phương tiện thủy nội địa thì trình bản gốc hồ sơ thiết kế chuyển đổi tàu biển thành phương tiện thủy nội địa đã được thẩm định và Giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu biển Việt Nam.
2. Đơn vị đăng kiểm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn hoàn thiện ngay trong ngày làm việc (đối với trường hợp nộp trực tiếp) hoặc hướng dẫn hoàn thiện trong 02 (hai) ngày làm việc đối với trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính và hình thức phù hợp khác; nếu hồ sơ đã đầy đủ thì hẹn thời gian, địa điểm kiểm tra.
3. Đơn vị đăng kiểm tiến hành kiểm tra. Trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc đối với việc kiểm tra phương tiện cách trụ sở làm việc dưới 70 km và 02 (hai) ngày làm việc đối với việc kiểm tra phương tiện cách trụ sở làm việc từ 70 km trở lên hoặc kiểm tra phương tiện ở vùng biển, đảo, kể từ khi kết thúc kiểm tra tại hiện trường, nếu kết quả kiểm tra phương tiện thỏa mãn các quy định của quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật thì đơn vị đăng kiểm cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa theo mẫu quy định tại Thông tư số 15/2013/TT-BGTVT và đóng dấu hoàn công vào các hồ sơ thiết kế hoàn công đối với trường hợp kiểm tra đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi loại phương tiện nêu ở khoản 1, 2, 3 Phụ lục IX của Thông tư này; nếu kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu thì thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị.
4. Tổ chức, cá nhân đề nghị kiểm tra phương tiện nộp phí, lệ phí theo quy định và có thể nhận kết quả trực tiếp tại đơn vị đăng kiểm hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc các hình thức phù hợp khác."
Lê Xuân Cương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đường thuỷ nội địa có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường mới nhất? Báo cáo công tác bảo vệ môi trường có bắt buộc không?
- Chương trình hội nghị kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn, ý nghĩa? Chương trình kiểm điểm Đảng viên năm 2024?
- Báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024? Cách viết báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024 như thế nào?
- Người có Chứng chỉ hành nghề dược có được cho người khác thuê Chứng chỉ hành nghề dược của mình không?
- Bộ chỉ số phục vụ chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trên môi trường điện tử bao gồm những nhóm nào?