Cấp Giấy chứng nhận và tem kiểm định đối với trường hợp kiểm tra sản xuất, lắp ráp phương tiện giao thông đường sắt 2024?
Quy định về loại hình kiểm tra sản xuất, lắp ráp phương tiện giao thông đường sắt 2024?
Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 01/2024/TT-BGTVT quy định về Kiểm tra sản xuất, láp ráp cụ thể như sau:
- Đối tượng: kiểm tra sản xuất, lắp ráp được thực hiện đối với thiết bị, phương tiện sản xuất, lắp ráp mới.
- Điều kiện kiểm tra: cơ sở sản xuất phải chuẩn bị thiết bị, phương tiện và bảo đảm điều kiện để Cơ quan kiểm tra thực hiện các nội dung kiểm tra theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.
- Nội dung kiểm tra: thực hiện theo những nội dung thuộc phạm vi của Cơ quan kiểm tra được quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng đối với từng loại thiết bị, phương tiện. Đối với thiết bị tín hiệu đuôi tàu, nội dung kiểm tra theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
- Phương thức kiểm tra:
+ Kiểm tra từng thiết bị, phương tiện;
+ Đối với toa xe đường sắt đô thị, kiểm tra toa xe ở trạng thái tĩnh và kiểm tra vận hành trên đường khi ghép thành đoàn tàu theo cấu hình khai thác;
+ Đối với bộ trục bánh xe, kiểm tra mẫu điển hình ngẫu nhiên cho từng lô bộ trục bánh xe.
Cấp Giấy chứng nhận và tem kiểm định đối với trường hợp kiểm tra sản xuất, lắp ráp phương tiện giao thông đường sắt 2024? (Hình từ Internet)
Cấp Giấy chứng nhận và tem kiểm định đối với trường hợp kiểm tra sản xuất, lắp ráp?
Theo Điều 11 Thông tư 01/2024/TT-BGTVT quy định về Cấp Giấy chứng nhận và tem kiểm định đối với trường hợp kiểm tra sản xuất, lắp ráp cụ thể:
- Cơ sở sản xuất lập 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra theo quy định tại Điều 10 Thông tư 01/2024/TT-BGTVT và nộp cho Cơ quan kiểm tra bằng hình thức gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua cổng dịch vụ công.
- Cơ quan kiểm tra tiếp nhận, kiểm tra thành phần hồ sơ đăng ký kiểm tra và hướng dẫn để cơ sở sản xuất hoàn thiện hồ sơ (trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thành phần) trong vòng một (01) ngày làm việc, riêng đối với toa xe đường sắt đô thị trong vòng mười (10) ngày làm việc.
- Cơ quan kiểm tra tiến hành đối chiếu nội dung hồ sơ đăng ký kiểm tra với nội dung của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng trong vòng năm (05) ngày làm việc, riêng đối với toa xe đường sắt đô thị trong vòng ba mươi (30) ngày.
+ Trường hợp nội dung hồ sơ đăng ký kiểm tra hợp lệ, Cơ quan kiểm tra gửi thông báo về thời gian kiểm tra hiện trường theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 01/2024/TT-BGTVT
+ Trường hợp nội dung hồ sơ đăng ký kiểm tra chưa hợp lệ, Cơ quan kiểm tra gửi thông báo hoàn thiện hồ sơ theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 01/2024/TT-BGTVT. Thời hạn giải quyết sẽ được tính lại từ đầu, sau khi Cơ quan kiểm tra nhận lại đủ hồ sơ đăng ký kiểm tra.
- Cơ quan kiểm tra tiến hành kiểm tra thiết bị, phương tiện tại hiện trường theo các nội dung của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.
+ Trường hợp thiết bị, phương tiện và hồ sơ đăng ký kiểm tra phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng, Cơ quan kiểm tra thực hiện quy trình cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều này;
+ Trường hợp thiết bị, phương tiện hoặc hồ sơ đăng ký kiểm tra chưa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.
++ Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Cơ quan kiểm tra gửi thông báo khắc phục theo mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư 01/2024/TT-BGTVT. Cơ sở sản xuất được phép khắc phục nhưng không quá một (01) lần.
++ Trường hợp cơ sở sản xuất không hoàn thành việc khắc phục trong thời hạn mười (10) ngày làm việc kể từ ngày Cơ quan kiểm tra gửi thông báo khắc phục thì được đánh giá là không đạt.
- Cấp Giấy chứng nhận/thông báo không đạt và tem kiểm định
+ Trong thời gian không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra và nộp đủ hồ sơ theo quy định, Cơ quan kiểm tra cấp Giấy chứng nhận (bản giấy và/hoặc bản điện tử) đối với từng thiết bị, lô bộ trục bánh xe, phương tiện theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư 01/2024/TT-BGTVT, đồng thời cấp tem kiểm định cho phương tiện theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư 01/2024/TT-BGTVT
+ Trường hợp kết quả đánh giá không đạt, trong thời hạn một (01) ngày làm việc kể từ thời điểm đánh giá không đạt, Cơ quan kiểm tra ra thông báo không đạt đối với từng thiết bị, lô bộ trục bánh xe, phương tiện theo mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư 01/2024/TT-BGTVT
Hồ sơ đăng ký kiểm tra bao gồm những gì?
Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 01/2024/TT-BGTVT quy định hồ sơ đăng ký kiểm tra bao gồm:
- Đơn đăng ký kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 01/2024/TT-BGTVT
- Báo cáo kết quả kiểm tra hoặc báo cáo kết quả thử nghiệm theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng (bản chính hoặc bản sao có giá trị pháp lý hoặc bản điện tử có giá trị pháp lý) kèm theo ảnh chụp thể hiện rõ số hiệu, hình ảnh tổng thể thiết bị, phương tiện.
- Đối với thiết bị, phương tiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, hoán cải: tài liệu kỹ thuật của thiết bị, phương tiện theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này (bản chính hoặc bản sao có giá trị pháp lý hoặc bản điện tử có giá trị pháp lý).
Thông tư 01/2024/TT-BGTVT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/3/2024
Nguyễn Trí Tín
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phương tiện giao thông đường sắt có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chức năng của công tác xã hội là gì? Công tác xã hội có góp phần thúc đẩy công bằng xã hội hay không?
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?