Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt khi thay đổi thông số kỹ thuật cần những gì?
- Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt được cấp lại trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt khi thay đổi thông số kỹ thuật cần những gì?
- Trình tự cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt thực hiện như thế nào?
Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt được cấp lại trong những trường hợp nào?
Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt được cấp lại trong những trường hợp được căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 14/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ 01/09/2023) sau đây:
Quy định chung
...
2. Chủ sở hữu phương tiện (sau đây gọi là chủ sở hữu) phải làm thủ tục đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện theo quy định tại Thông tư này trong các trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 31 Luật Đường sắt hoặc trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện bị hư hỏng hoặc bị mất.
...
Dẫn chiếu khoản 2, khoản 3 Điều 31 Luật Đường sắt 2017 quy định như sau:
Đăng ký phương tiện giao thông đường sắt
...
2. Phương tiện giao thông đường sắt khi thay đổi tính năng sử dụng hoặc thay đổi các thông số kỹ thuật chủ yếu thì chủ phương tiện phải làm thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt.
3. Khi chuyển quyền sở hữu, chủ sở hữu mới của phương tiện giao thông đường sắt phải làm thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt theo tên chủ sở hữu mới.
...
Theo quy định trên thì Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt sẽ được cấp lại nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Phương tiện giao thông đường sắt khi thay đổi tính năng sử dụng hoặc thay đổi các thông số kỹ thuật chủ yếu;
- Sau khi chủ sở hữu cũ thực hiện chuyển quyền sở hữu cho chủ hữu mới;
- Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt bị mất, bị hư hỏng.
Trước đây, trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt căn cứ Điều 4 Thông tư 21/2018/TT-BGTVT (Hết hiệu lực từ 01/09/2023) như sau:
Quy định chung
...
2. Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký mới thay cho Giấy chứng nhận đăng ký cũ cho phương tiện theo đề nghị của chủ sở hữu trong các trường hợp sau đây: Các trường hợp quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 31 Luật Đường sắt; trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký bị mất, bị hư hỏng.
...
Dẫn chiếu Điều 31 Luật Đường sắt 2017 quy định về việc đăng ký phương tiện giao thông đường sắt như sau:
Đăng ký phương tiện giao thông đường sắt
...
2. Phương tiện giao thông đường sắt khi thay đổi tính năng sử dụng hoặc thay đổi các thông số kỹ thuật chủ yếu thì chủ phương tiện phải làm thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt.
3. Khi chuyển quyền sở hữu, chủ sở hữu mới của phương tiện giao thông đường sắt phải làm thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt theo tên chủ sở hữu mới.
...
Theo quy định trên thì Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt sẽ được cấp lại nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Phương tiện giao thông đường sắt khi thay đổi tính năng sử dụng hoặc thay đổi các thông số kỹ thuật chủ yếu;
- Sau khi chủ sở hữu cũ thực hiện chuyển quyền sở hữu cho chủ hữu mới;
- Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt bị mất, bị hư hỏng.
Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt khi thay đổi thông số kỹ thuật cần những gì? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt khi thay đổi thông số kỹ thuật cần những gì?
Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt khi thay đổi thông số kỹ thuật được căn cứ theo khoản 2 Điều 7 Thông tư 14/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ 01/09/2023) sau đây:
Hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện
...
2. Trường hợp phương tiện thay đổi tính năng sử dụng hoặc thay đổi các thông số kỹ thuật chủ yếu
Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:
a) Bản chính văn bản giấy hoặc bản điện tử đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đăng ký phương tiện của chủ sở hữu theo mẫu quy định tại Phụ lục IV của Thông tư này; bản gốc hoặc bản điện tử Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện đã được cấp;
b) Bản chính văn bản giấy hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản điện tử hoặc bản sao điện tử có chứng thực Giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường còn hiệu lực.
...
Trước đây, hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt căn cứ theo Điều 6 Thông tư 21/2018/TT-BGTVT (sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 13/2021/TT-BGTVT) (Hết hiệu lực từ 01/09/2023) như sau:
Hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký
...
2. Hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký trong trường hợp phương tiện thay đổi tính năng sử dụng hoặc thay đổi các thông số kỹ thuật chủ yếu
Hồ sơ bao gồm các giấy tờ hợp pháp liên quan đến phương tiện sau đây:
a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký của chủ sở hữu phương tiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 của Thông tư này;
b) Giấy chứng nhận đăng ký trước khi phương tiện thay đổi tính năng sử dụng hoặc thay đổi các thông số kỹ thuật chủ yếu;
c) Giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường còn hiệu lực.
...
Như vậy, trong trường hợp chủ sở hữu thay đổi thông số kỹ thuật của phương tiện giao thông thì hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt sẽ bao gồm các giấy tờ sau:
(1) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký của chủ sở hữu phương tiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 Tải về ban hành kèm theo Thông tư 21/2018/TT-BGTVT;
(2) Giấy chứng nhận đăng ký trước khi phương tiện thay đổi tính năng sử dụng hoặc thay đổi các thông số kỹ thuật chủ yếu;
(3) Giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường còn hiệu lực.
Trình tự cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt thực hiện như thế nào?
Trình tự cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt thực hiện căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 14/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ 01/09/2023) sau đây:
Bước 01: Chủ sở hữu nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 5 Thông tư 14/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ 01/09/2023) theo một trong các hình thức:
- Nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi, xóa Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện (sau đây gọi là cơ quan nhà nước có thẩm quyền);
- Nộp qua cổng dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc cổng dịch vụ công quốc gia;
- Nộp qua hệ thống bưu chính hoặc các hình thức phù hợp khác.
Bước 02: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ
Ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức kiểm tra hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ không đúng theo quy định của Thông tư này, trong vòng 01 ngày làm việc (nếu tiếp nhận hồ sơ trực tiếp tại bộ phận một cửa hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc cổng dịch vụ công quốc gia) hoặc 02 ngày làm việc (nếu tiếp nhận hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc các qua hình thức phù hợp khác) kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo, hướng dẫn chủ sở hữu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định.
Bước 03:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện (trừ trường hợp cấp lại theo quy định tại điểm b khoản này). Chủ sở hữu có trách nhiệm nộp lệ phí theo quy định.
Trường hợp được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện, nếu chủ sở hữu đã nộp bản điện tử Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc cổng dịch vụ công quốc gia thì có trách nhiệm nộp lại bản gốc cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Lưu ý: Trường hợp không cấp, không cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện, trong thời hạn giải quyết thủ tục hành chính quy định tại điểm a, điểm b Khoản này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo bằng văn bản cho chủ sở hữu và nêu rõ lý do.
Trước đây, trình tự cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký được thực hiện theo các bước căn cứ theo Điều 8 Thông tư 21/2018/TT-BGTVT (sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Thông tư 13/2021/TT-BGTVT) (Hết hiệu lực từ 01/09/2023) như sau:
Bước 1: Các hình thức nộp hồ sơ
Chủ sở hữu phương tiện nộp 01 bộ hồ sơ làm thủ tục đề nghị cấp hoặc cấp lại hoặc hồ sơ đề nghị thu hồi, xóa Giấy chứng nhận đăng ký gửi đến Cục Đường sắt Việt Nam theo một trong các hình thức sau: trực tiếp, qua môi trường mạng, qua hệ thống bưu chính hoặc các hình thức phù hợp khác.
Bước 2: Cục Đường sắt Việt Nam tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ
- Trường hợp nộp hồ sơ nộp trực tiếp
Ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ, Cục Đường sắt Việt Nam kiểm tra hồ sơ theo quy định của Thông tư này. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, Cục Đường sắt Việt Nam hướng dẫn chủ sở hữu phương tiện bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định;
- Trường hợp hồ sơ nộp qua môi trường mạng tại Cổng dịch vụ công của Bộ Giao thông vận tải địa chỉ website https://dichvucong.mt.gov.vn hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia về đăng ký
Chủ sở hữu phương tiện tiếp nhận thông tin về tiến trình xử lý hồ sơ đã gửi Cục Đường sắt Việt Nam qua: email, tin nhắn điện thoại, tài khoản của chủ sở hữu phương tiện trên Cổng dịch vụ công của Bộ Giao thông vận tải hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia.
Cục Đường sắt Việt Nam kiểm tra hồ sơ kê khai của chủ sở hữu phương tiện trên môi trường mạng. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong vòng 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ qua môi trường mạng, Cục Đường sắt Việt Nam hướng dẫn chủ sở hữu phương tiện bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định;
- Trường hợp nhận được hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc các hình thức phù hợp khác. Cục Đường sắt Việt Nam tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong vòng 02 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận được hồ sơ, Cục Đường sắt Việt Nam hướng dẫn chủ sở hữu phương tiện bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
Bước 3: Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký
Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và đúng theo quy định và chủ sở hữu phương tiện đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính. Cục Đường sắt Việt Nam có trách nhiệm cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký.
Trường hợp không cấp, Cục Đường sắt Việt Nam có văn bản trả lời cho chủ sở hữu phương tiện và nêu rõ lý do.
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phương tiện giao thông đường sắt có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?