Mẫu thông báo khắc phục hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật phương tiện giao thông đường sắt trong sản xuất, lắp ráp?
- Mẫu thông báo khắc phục hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật phương tiện giao thông đường sắt trong sản xuất, lắp ráp là mẫu nào?
- Cơ sở sản xuất phải chuẩn bị những giấy tờ nào khi đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật phương tiện giao thông đường sắt?
- Cơ quan kiểm tra cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật phương tiện giao thông đường sắt trong thời hạn bao lâu kể từ ngày kết thúc kiểm tra?
Mẫu thông báo khắc phục hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật phương tiện giao thông đường sắt trong sản xuất, lắp ráp là mẫu nào?
Mẫu thông báo khắc phục hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật phương tiện giao thông đường sắt trong sản xuất, lắp ráp là mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư 01/2024/TT-BGTVT sau đây:
TẢI VỀ Mẫu thông báo khắc phục hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật phương tiện giao thông đường sắt trong sản xuất, lắp ráp
Mẫu thông báo khắc phục hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật phương tiện giao thông đường sắt trong sản xuất, lắp ráp là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Cơ sở sản xuất phải chuẩn bị những giấy tờ nào khi đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật phương tiện giao thông đường sắt?
Căn cứ Điều 10 Thông tư 01/2024/TT-BGTVT quy định về hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng như sau:
Hồ sơ đăng ký kiểm tra
Hồ sơ đăng ký kiểm tra bao gồm:
1. Đơn đăng ký kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Báo cáo kết quả kiểm tra hoặc báo cáo kết quả thử nghiệm theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng (bản chính hoặc bản sao có giá trị pháp lý hoặc bản điện tử có giá trị pháp lý) kèm theo ảnh chụp thể hiện rõ số hiệu, hình ảnh tổng thể thiết bị, phương tiện.
3. Đối với thiết bị, phương tiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, hoán cải: tài liệu kỹ thuật của thiết bị, phương tiện theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này (bản chính hoặc bản sao có giá trị pháp lý hoặc bản điện tử có giá trị pháp lý).
Như vậy, theo quy định nêu trên, khi đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật phương tiện giao thông đường sắt, cơ sở sản xuất phải chuẩn bị những giấy tờ sau đây:
- Đơn đăng ký kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 01/2024/TT-BGTVT
- Báo cáo kết quả kiểm tra hoặc báo cáo kết quả thử nghiệm theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng (bản chính hoặc bản sao có giá trị pháp lý hoặc bản điện tử có giá trị pháp lý) kèm theo ảnh chụp thể hiện rõ số hiệu, hình ảnh tổng thể thiết bị, phương tiện.
- Đối với thiết bị, phương tiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, hoán cải: tài liệu kỹ thuật của thiết bị, phương tiện theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 01/2024/TT-BGTVT (bản chính hoặc bản sao có giá trị pháp lý hoặc bản điện tử có giá trị pháp lý).
Cơ quan kiểm tra cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật phương tiện giao thông đường sắt trong thời hạn bao lâu kể từ ngày kết thúc kiểm tra?
Căn cứ theo Điều 11 Thông tư 01/2024/TT-BGTVT quy định như sau:
Cấp Giấy chứng nhận và tem kiểm định đối với trường hợp kiểm tra sản xuất, lắp ráp
...
b) Trường hợp thiết bị, phương tiện hoặc hồ sơ đăng ký kiểm tra chưa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.
Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Cơ quan kiểm tra gửi thông báo khắc phục theo mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này. Cơ sở sản xuất được phép khắc phục nhưng không quá một (01) lần.
Trường hợp cơ sở sản xuất không hoàn thành việc khắc phục trong thời hạn mười (10) ngày làm việc kể từ ngày Cơ quan kiểm tra gửi thông báo khắc phục thì được đánh giá là không đạt.
5. Cấp Giấy chứng nhận/thông báo không đạt và tem kiểm định
a) Trong thời gian không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra và nộp đủ hồ sơ theo quy định, Cơ quan kiểm tra cấp Giấy chứng nhận (bản giấy và/hoặc bản điện tử) đối với từng thiết bị, lô bộ trục bánh xe, phương tiện theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này, đồng thời cấp tem kiểm định cho phương tiện theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Trường hợp kết quả đánh giá không đạt, trong thời hạn một (01) ngày làm việc kể từ thời điểm đánh giá không đạt, Cơ quan kiểm tra ra thông báo không đạt đối với từng thiết bị, lô bộ trục bánh xe, phương tiện theo mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, theo quy định nêu trên, trong thời gian không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra và nộp đủ hồ sơ theo quy định, Cơ quan kiểm tra cấp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt bằng bản giấy hoặc bản điện tử đối với từng thiết bị, lô bộ trục bánh xe, phương tiện, đồng thời cấp tem kiểm định cho phương tiện.
Trường hợp kết quả đánh giá không đạt, trong thời hạn một (01) ngày làm việc kể từ thời điểm đánh giá không đạt, Cơ quan kiểm tra ra thông báo không đạt đối với từng thiết bị, lô bộ trục bánh xe, phương tiện.
Phan Thị Như Ý
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phương tiện giao thông đường sắt có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình chuyển đổi vàng miếng khác thành vàng miếng SJC của doanh nghiệp mua bán vàng miếng như thế nào?
- Lựa chọn chủ đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư thông qua tổ chức đấu thầu được thực hiện trong trường hợp nào?
- Đất công trình thủy lợi thuộc nhóm đất nào? Được sử dụng để làm gì? Ai có trách nhiệm quản lý công trình thủy lợi?
- Lưu ý khi điền xếp loại kết quả đánh giá trong mẫu phiếu tự đánh giá của giáo viên mầm non mới nhất?
- Phụ lục đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của thiết bị y tế thực hiện kê khai giá mới nhất? Tải về ở đâu?