Chồng đi tù nhưng gia đình đang thiếu nợ thì vợ có quyền bán đất là tài sản riêng của chồng để trả nợ hay không?
Tài sản riêng trong hôn nhân là gì?
(1) Căn cứ Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản riêng của vợ, chồng như sau:
- Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
- Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.
(2) Căn cứ Điều 44 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng như sau:
- Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung.
- Trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không ủy quyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó. Việc quản lý tài sản phải bảo đảm lợi ích của người có tài sản.
- Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó.
- Trong trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ.
Theo đó, miếng đất mà chồng bạn có được trước khi kết hôn và đứng tên chồng bạn thì đây là tài sản riêng và bạn không có quyền định đoạt, sử dụng nếu chưa có sự thỏa thuận từ chồng.
Chồng đi tù nhưng gia đình đang thiếu nợ thì vợ có quyền bán đất là tài sản riêng của chồng để trả nợ hay không?
Vợ có được quyền bán tài sản riêng của chồng khi chồng đang đi tù không?
(1) Căn cứ Điều 24 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về căn cứ xác lập đại diện giữa vợ và chồng như sau:
- Việc đại diện giữa vợ và chồng trong xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch được xác định theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
- Vợ, chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch mà theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng.
- Vợ, chồng đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật cho người đó, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật thì người đó phải tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ có liên quan.
Trong trường hợp một bên vợ, chồng mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thì căn cứ vào quy định về giám hộ trong Bộ luật dân sự, Tòa án chỉ định người khác đại diện cho người bị mất năng lực hành vi dân sự để giải quyết việc ly hôn
(2) Căn cứ Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về trách nhiệm liên đới của vợ, chồng như sau:
- Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 30 hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các điều 24, 25 và 26 của Luật này.
- Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của Luật này.
Từ những căn cứ trên có thể thấy, nếu bạn muốn bán mảnh đất đứng tên chồng để trả nợ cho cả hai thì cần có sự ủy quyền từ phía người chồng mới có thể thực hiện giao dịch. Cùng với đó khi xảy ra tranh chấp hay vấn đề liên quan đến giao dịch này thì vợ, chồng bạn phải chịu trách nhiệm liên đới theo pháp luật quy định.
Địa điểm công chứng được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 44 Luật Công chứng 2014 quy định về địa điểm công chứng như sau:
- Việc công chứng phải được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
- Việc công chứng có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.
Đối với trường hợp chồng bạn làm hợp đồng ủy quyền cho bạn và vì đang chấp hành án tù nên không thể đến tổ chức hành nghề công chứng được thì căn cứ khoản 2 Điều 44 Luật Công chứng 2014 bạn có thể yêu cầu để được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng, cụ thể là đến tại trại giam của chồng bạn để gặp mặt và thực hiện việc công chứng hợp đồng ủy quyền.
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi dựa trên quy định pháp luật liên quan đến nội dung vợ có được bán tài sản riêng của chồng để thực hiện nghĩa vụ trả nợ chung hay không.
Lê Thị Trúc Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tài sản riêng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng giao khoán của hợp tác xã mới nhất? Hợp tác xã có được tự thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán không?
- Lịch đi nghĩa vụ quân sự năm 2025 chính thức thế nào? Chế độ báo cáo về việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2025?
- Mua trả chậm và mua trả góp khác nhau thế nào? Mức xử phạt hành chính đối với hành vi không thanh toán đúng hạn?
- Nhà nước có hỗ trợ hợp tác xã làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp hay không?
- Đua xe trái phép gây chết người có thể bị phạt tù đối với những tội nào? Con cái đua xe gây chết người thì cha mẹ giao xe có bị truy cứu hình sự?