Chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo được xây dựng dựa trên những nguyên tắc nào?
- Chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo được xây dựng dựa trên những nguyên tắc nào?
- Chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo phải đảm bảo những yêu cầu gì?
- Các bước lập chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo được quy định thế nào?
Chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo được xây dựng dựa trên những nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 20 Nghị định 40/2016/NĐ-CP quy định về nguyên tắc, căn cứ xây dựng chương trình như sau:
Nguyên tắc, căn cứ xây dựng chương trình
1. Nguyên tắc xây dựng chương trình
a) Phù hợp với chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo;
b) Bảo đảm tính kế thừa; có giải pháp ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong Điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo;
c) Bảo đảm tính khả thi, phù hợp với khả năng nguồn lực Điều tra cơ bản của nhà nước.
2. Căn cứ xây dựng chương trình
a) Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo;
b) Yêu cầu của công tác quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo;
c) Tiềm năng các loại tài nguyên biển và hải đảo; nhu cầu Điều tra cơ bản, khai thác, sử dụng tài nguyên, môi trường biển và hải đảo;
d) Yêu cầu bảo vệ môi trường, các tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến tài nguyên, môi trường biển và hải đảo;
đ) Thông tin, dữ liệu hoạt động Điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo đã thực hiện trước đó.
Theo quy định trên, chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo phải phù hợp với chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo.
Bảo đảm tính kế thừa; có giải pháp ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong Điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
Đồng thời bảo đảm tính khả thi, phù hợp với khả năng nguồn lực Điều tra cơ bản của nhà nước.
Môi trường biển và hải đảo (Hình từ Internet)
Chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo phải đảm bảo những yêu cầu gì?
Theo Điều 21 Nghị định 40/2016/NĐ-CP quy định về yêu cầu của chương trình như sau:
Yêu cầu của chương trình
Chương trình trọng Điểm Điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
1. Phải phù hợp với yêu cầu cung cấp thông tin, dữ liệu về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo cho công tác quản lý, phát triển kinh tế biển, bảo đảm chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh.
2. Phải được xác định trên cơ sở kế thừa thông tin, dữ liệu hoạt động Điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học đã tiến hành ở khu vực dự kiến Điều tra; các hoạt động Điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo trên một khu vực phải được lồng ghép nội dung Điều tra bảo đảm tính hợp lý.
3. Phải xác định thứ bậc ưu tiên trong thực hiện hoạt động Điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo theo đối tượng và khu vực Điều tra, phù hợp với khả năng đáp ứng về nguồn lực của nhà nước theo từng giai đoạn.
4. Tăng cường năng lực quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo; từng bước tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác Điều tra cơ bản.
Theo đó, chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo phải đảm bảo những yêu cầu được quy định tại Điều 21 nêu trên.
Trong đó có yếu cầu chương trình phải phù hợp với yêu cầu cung cấp thông tin, dữ liệu về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo cho công tác quản lý, phát triển kinh tế biển, bảo đảm chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh.
Các bước lập chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo được quy định thế nào?
Theo quy định tại Điều 22 Nghị định 40/2016/NĐ-CP về các bước lập chương trình như sau:
Các bước lập chương trình
1. Đề xuất các dự án, đề án, nhiệm vụ để đưa vào chương trình.
2. Tổng hợp, rà soát các dự án, đề án, nhiệm vụ và xây dựng dự thảo chương trình.
3. Lấy ý kiến về dự thảo chương trình.
4. Phê duyệt chương trình.
Như vậy, chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo được lập theo các bước sau:
+ Đề xuất các dự án, đề án, nhiệm vụ để đưa vào chương trình.
+ Tổng hợp, rà soát các dự án, đề án, nhiệm vụ và xây dựng dự thảo chương trình.
+ Lấy ý kiến về dự thảo chương trình.
+ Phê duyệt chương trình.
Trần Thị Tuyết Vân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Môi trường biển và hải đảo có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?
- Sự ra đời của Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc? Thời gian tổ chức Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 18 11?