07 nhóm giải pháp thực hiện Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo đã được Chính phủ đề ra là gì?
- 07 nhóm giải pháp thực hiện Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo đã được Chính phủ đề ra là gì?
- Đẩy mạnh áp thêm các lệ phí, phí trong quản lý môi trường biển đúng không?
- Sẽ xây dựng hành lang pháp lý cho lệ phí ô nhiễm, lệ phí xả thải, phí sản phẩm, lệ phí hành chính thuế, các quỹ môi trường biển?
07 nhóm giải pháp thực hiện Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo đã được Chính phủ đề ra là gì?
Căn cứ Mục III Điều 1 Nghị quyết 48/NQ-CP năm 2023, Chính phủ đã đề ra 07 nhóm giải pháp thực hiện Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo như sau:
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo
- Phát triển khoa học, công nghệ
- Chủ động tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế về quản lý, nghiên cứu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo
- Đẩy mạnh giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực biển
- Xây dựng cơ chế tài chính bền vững phục vụ khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên biển và hải đảo
- Xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo quốc gia
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về biển, về khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo
07 nhóm giải pháp thực hiện Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo đã được Chính phủ đề ra là gì? (Hình từ Internet)
Đẩy mạnh áp thêm các lệ phí, phí trong quản lý môi trường biển đúng không?
Căn cứ tiểu mục 5 Mục III Điều 1 Nghị quyết 48/NQ-CP năm 2023, Chính phủ đã đề ra nhiệm vụ xây dựng cơ chế tài chính bền vững phục vụ khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên biển và hải đảo như sau:
Xây dựng cơ chế tài chính bền vững phục vụ khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên biển và hải đảo
a) Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật nhằm đa dạng hóa, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, ngoài nguồn từ ngân sách nhà nước, cần đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn đầu tư bao gồm đầu tư tư nhân, đầu tư nước ngoài, viện trợ để phục vụ công tác quản lý, điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học, khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo. Đảm bảo nguồn tài chính ổn định và có kế hoạch.
b) Nghiên cứu, xây dựng cơ chế tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước từ khai thác, sử dụng tài nguyên và môi trường biển, và cơ chế đầu tư trở lại cho điều tra, nghiên cứu về biển, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển.
c) Xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách, các định mức kinh tế - kỹ thuật đối với các loại hình dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực biển và hải đảo. Rà soát, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách để thúc đẩy xã hội hóa trong việc cung cấp các dịch vụ sự nghiệp công.
d) Đẩy mạnh xây dựng và áp dụng các công cụ kinh tế và chính sách trong quản lý môi trường biển, như: lệ phí ô nhiễm, lệ phí xả thải, phí sử dụng biển, phí sản phẩm, lệ phí hành chính thuế, cấp phép và thu hồi giấy phép khai thác, sử dụng biển, đảo, các quỹ môi trường biển và các khoản trợ cấp khác. Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về phí và lệ phí trong việc các bên liên quan được hưởng các lợi ích từ khu bảo tồn biển, các quy định hỗ trợ người dân trong khu bảo tồn biển chuyển đổi sinh kế và cơ chế phối hợp giữa các bộ, ban, ngành trong việc xây dựng, vận hành khu bảo tồn biển.
Theo đó, trong thời gian tới sẽ đẩy mạnh xây dựng và áp dụng các công cụ kinh tế và chính sách trong quản lý môi trường biển, như: lệ phí ô nhiễm, lệ phí xả thải, phí sử dụng biển, phí sản phẩm, lệ phí hành chính thuế, cấp phép và thu hồi giấy phép khai thác, sử dụng biển, đảo, các quỹ môi trường biển và các khoản trợ cấp khác.
Sẽ xây dựng hành lang pháp lý cho lệ phí ô nhiễm, lệ phí xả thải, phí sản phẩm, lệ phí hành chính thuế, các quỹ môi trường biển?
Căn cứ tiểu mục 1 Mục III Điều 1 Nghị quyết 48/NQ-CP năm 2023, Chính phủ đã đề ra nhiệm vụ hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo như sau:
Hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo
a) Rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; nghiên cứu, xây dựng Luật Quản lý, sử dụng các khu vực biển nhằm điều chỉnh hoạt động giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân để khai thác, sử dụng tài nguyên biển; sớm ban hành đầy đủ các cơ chế, chính sách huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực trong và ngoài nước để khai thác toàn diện tiềm năng tài nguyên biển; nghiên cứu xây dựng quy định pháp luật về kinh phí sự nghiệp tài nguyên môi trường biển ở cấp trung ương và địa phương; tích cực tham gia và chủ động thúc đẩy hình thành cơ chế toàn cầu và khu vực liên quan đến tài nguyên biển và hải đảo.
b) Xây dựng chính sách khuyến khích phát triển kinh tế xã hội kết hợp bảo vệ quốc phòng, an ninh trên các đảo, đặc biệt là các đảo tiền tiêu.
c) Kiện toàn hệ thống cơ quan quản lý nhà nước tổng hợp về biển từ trung ương đến địa phương bảo đảm hiện đại, đồng bộ; xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực, chuyên môn cao; nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan, giữa trung ương với địa phương về công tác quản lý nhà nước về tài nguyên biển và đảo; hình thành cơ quan điều phối liên ngành chỉ đạo thống nhất việc thực hiện Chiến lược.
d) Tăng cường năng lực và tổ chức bộ máy quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo đủ thẩm quyền thực hiện công tác điều phối, phối hợp và giải quyết những mâu thuẫn chồng chéo giữa các bộ, ngành và địa phương trong khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo.
đ) Xây dựng chính sách đầu tư bền vững cho các nhiệm vụ về quản lý tổng hợp biển và hải đảo và đầu tư phát triển các chương trình, dự án và xây dựng công trình kinh tế trọng điểm; xã hội hóa các dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực biển và hải đảo.
e) Xây dựng hành lang pháp lý để áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý tài nguyên, môi trường biển như lệ phí ô nhiễm, lệ phí xả thải, phí sản phẩm, lệ phí hành chính thuế, các quỹ môi trường biển và các khoản trợ cấp khác.
Theo đó, trong thời gian tới sẽ xây dựng hành lang pháp lý để áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý tài nguyên, môi trường biển như lệ phí ô nhiễm, lệ phí xả thải, phí sản phẩm, lệ phí hành chính thuế, các quỹ môi trường biển và các khoản trợ cấp khác.
Trần Thị Nguyệt Mai
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Môi trường biển và hải đảo có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?
- Có được tự chế bình xịt hơi cay mini tự vệ vào ban đêm không? Trang bị bình xịt hơi cay bên người có bị phạt không?